2010: Năm Trái đất ‘dị thường’ nhất

Năm 2010, với đầy hiện tượng thời tiết dị thường, được coi là năm nóng nhất và ẩm ướt nhất, đồng thời ở nhiều khu vực khác nhau trên trái đất lại khô và lạnh kỷ lục trong lịch sử. Cùng nhìn lại những hiện tượng thời tiết dị thường nhất của năm 2010 qua những bức ảnh đăng tải trên Guardian.

1. 19 quốc gia công bố 2010 là năm nóng nhất trong lịch sử

 2010: Năm Trái đất ‘dị thường’ nhất

Một người đàn ông Pakistan tại trại tị nạn Sukkur đang trú dưới gầm bàn tránh cái nắng 41oC trong khi chờ được phân phát thực phẩm nhân dịp lễ hội Eid vào ngày 12/9/2010. 19 quốc gia trên trái đất đã có những tuyên bố không chính thức rằng năm 2010 là năm nóng kỷ lục trong lịch sử.

2. Bão tuyết kỷ lục ở Hoa Kỳ 

2010: Năm Trái đất ‘dị thường’ nhất

Hàng loạt các cơn bão tuyết lớn thường được gọi là "Snowmageddon”, ập xuống phía bắc Hoa Kỳ, tạo ra những lớp tuyết dày đến hơn 0,6 mét ở hai bang Baltimore và Philadelphia. Năm 2010, hoàn lưu khí quyển (luồng không khí di chuyển ở tầng thấp của tầng đối lưu) ở Bắc cực có trạng thái cực đoan nhất trong vòng 145 năm trở lại đây.

3. Băng bắc Cực ở mức thấp kỷ lục 

2010: Năm Trái đất ‘dị thường’ nhất

Lượng băng ở Bắc cực năm 2010 tụt xuống mức thấp kỷ lục, tháng 9 năm 2010 giảm đi 60% so với lượng băng hàng năm trung bình từ năm 1979 đến 2010.

4. Hạn hán do El nino ở Philipin 

2010: Năm Trái đất ‘dị thường’ nhất

Một người nông dân đang nhìn ruộng lúa bị chết khô vì hiện tượng El Nino gây ra hạn hán ở khu vực Palattao, Naguilian, tỉnh Isabela ở Philipin. Cơn hạn hán ở Philipin phá hủy hoa màu và khiến lượng cung nước của toàn quốc gia sụt giảm nghiêm trọng.

5. 70% san hô bị tẩy trắng ở Indonesia

2010: Năm Trái đất ‘dị thường’ nhất

Các rặng san hô ngầm dưới biển bị tác động nặng nề ở mức thứ hai so với kỷ lục vào năm 2010; do nhiệt độ nước biển đại dương thế giới vào mùa hè cao kỷ lục. Bức ảnh trên thể hiện một rặng san hô ngầm đã bị tẩy trắng ở quần đảo Wakatobi ở Indonesia. Vùng biển Wakatobi là một thiên đường biển tuyệt đẹp và là nơi sinh sống của hàng triệu loài động thực vật.

Vùng biển này giúp hỗ trợ cuộc sống 100 000 người dân và đóng góp hàng tỉ đô la vào nền kinh tế nước này. Năm ngoái, việc san hô bị tẩy trắng do nhiệt độ nước biển quá cao đã tàn phá gần hết vùng Tam giác san hô (Coral Triangle) thuộc Đông Nam Á và nước Indonesia. Có đến 70% san hô ở Wakatobi, đã bị tẩy trắng một phần hoặc hoàn toàn.

6. Hạn hán ở lưu vực sông Amazon 

2010: Năm Trái đất ‘dị thường’ nhất

Cảnh chụp từ trên không của một vùng bị hạn hán ở vùng lưu vực sông Amazon vào tháng 11/2010 ở Manaus, thuộc Brazil. Một cơn hạn hán nghiêm trọng đã khiến cho mực nước sông giảm mạnh xuống mức thấp nhất trong lịch sử gần khu vực sinh sống của người da đen Negro, một bộ lạc lớn ở sông Amazon. Theo các cơ quan địa lý Brazil, mực nước sông Amazon đã xuống thấp chỉ còn 13,63 mét, mức thấp kỷ lục nhất từ trước tới nay.

7. 68 cơn bão lốc biển năm 2010 

2010: Năm Trái đất ‘dị thường’ nhất

Bình quân mỗi năm có khoảng 92 cơn bão lốc ở Đại Tây Dương và đông Thái Bình Dương, bão to ở Tây Thái Bình Dương và bão nhiệt đới ở bán cầu nam. Năm 2010, chỉ có 68 cơn bão lốc.

8. Đội bóng tập luyện dưới mây đen vần vũ 

2010: Năm Trái đất ‘dị thường’ nhất

Đội tuyển bóng đá Hopskins ở bang Minnesota, Mỹ đang khởi động làm ấm cơ thể dưới cơn mây vần vũ.

9. Gió mùa giữa mùa hè ở Trung Quốc 

2010: Năm Trái đất ‘dị thường’ nhất

Năm 2010, gió mùa dị thường giữa mùa hè khiến lượng mưa trung bình ở phía bắc Trung Quốc và Mông Cổ thấp hơn mọi năm từ 30-80%, và ở vùng trung Trung Quốc cao hơn từ 30 – 100%. Trong khi đó, phía tây nước này lại có lượng mưa nhiều gấp đôi bình thường.

10. 2010 là năm có độ ẩm cao nhất 

2010: Năm Trái đất ‘dị thường’ nhất

Một gia đình lội bì bõm trong dòng nước lũ ở huyện Muzaffargarh, tỉnh Punjab ở Pakistan. Năm 2010 là năm ẩm ướt kỷ lục trong lịch sử trái đất ở nhiều vùng. Lượng mưa trung bình năm 2010 cao hơn khoảng 13% so với năm 1956, năm ẩm ướt tiền kỷ lục.

11. Vùng thì nóng ngột ngạt, vùng lại mưa tầm tã ở Nga 

2010: Năm Trái đất ‘dị thường’ nhất

Hai người đàn ông đang nhìn một đám sương khói nặng thoát ra từ lửa than bùn trong một khu rừng gần thị trấn Shatura, Nga. Một đợt nóng gay gắt đã tràn qua Mátxcơva vào cuối tháng 6 năm 2010 và liên tiếp tăng độ nóng trong suốt tháng 7, trong khi đó một dòng khí lưu hẹp vẫn “mắc kẹt” trên vùng phía bắc của đất nước này khiến cho vùng đó có không khí mát mẻ, thậm chí mưa tầm tã và áp suất thấp.

12. Lượng mưa nhiều nhất ở bang Queensland, Úc 

2010: Năm Trái đất ‘dị thường’ nhất

Năm 2010, Úc đã trải qua một mùa xuân (từ tháng 9 – tháng 11 dương lịch) ẩm ướt nhất trong vòng 111 năm trở lại đây, Một vài khu vực bang duyên hải Queensland có lượng nước mưa lên đến 1200mm. Queensland có diện tích bằng nước Đức và Pháp cộng lại, và 3/4 của vùng này bị thiệt hại thiên tai. Lượng nước mưa ở Queensland và toàn bộ miền đông bắc Úc trong tháng 12 lớn nhất trong lịch sử nước này. Năm 2010 là năm mưa nhiều nhất trong lịch sử bang Queensland.

13. Lũ lớn và lở đất ở Colombia 

2010: Năm Trái đất ‘dị thường’ nhất

Những chiếc ô tô giữa đống đổ nát ở khu vực vừa bị sạt lở do mưa lớn ở Gramalote, phía đông bắc Colombia vào tháng 12/2010

14. Mưa bão trên diện rộng ở Mỹ 

2010: Năm Trái đất ‘dị thường’ nhất

Các đĩa CD và băng ghi âm nhựa dẻo đang được phơi cho khô bên ngoài nhà một hộ dân vừa bị lũ tràn qua ở khu dân cư Cottonwood vào tháng 5/2010 ở Franklin, bang Tennessee, Mỹ. Những cơn mưa bão khiến 10 người tử vong và mực nước sông Cumberland của vùng này tràn đê chắn, dâng cao nhất trong vòng 70 năm qua.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Mưa axit là gì? Tác hại của mưa axit như thế nào?

Mưa axit là gì? Tác hại của mưa axit như thế nào?

Mưa axit được phát hiện ra đầu tiên năm 1948 tại Thuỵ Điển. Mưa axit là hiện tượng nước mưa có độ chua (pH dưới 5,6) và trong thành phần nước mưa có nitơ và lưu huỳnh.

Đăng ngày: 18/10/2018
Dự án Ecobrick: tái chế nhựa làm gạch xây nhà, giải pháp hiệu quả bậc nhất thời điểm hiện tại

Dự án Ecobrick: tái chế nhựa làm gạch xây nhà, giải pháp hiệu quả bậc nhất thời điểm hiện tại

Một cách tuyệt vời để tái chế thứ rác thải nhựa độc hại, khó phân hủy. Dưới hình dạng những viên gạch ecobrick, ta bắt chúng tiếp tục phục vụ cuộc sống cho tới cuối vòng đời của nhựa thì thôi!

Đăng ngày: 22/07/2018
Tại sao bão thường theo hướng Tây -Tây Bắc?

Tại sao bão thường theo hướng Tây -Tây Bắc?

Dự báo hướng di chuyển của bão cũng giống như dự báo tốc độ di chuyển được xác định là hướng di chuyển trung bình (hướng chủ đạo) của cơn bão trong thời hạn 12h hoặc 24h.

Đăng ngày: 21/07/2018
Vết nứt lan rộng tại siêu núi lửa hoạt động mạnh nhất thế giới - các chuyên gia nói gì?

Vết nứt lan rộng tại siêu núi lửa hoạt động mạnh nhất thế giới - các chuyên gia nói gì?

Mới đây, nhân viên tại Công viên quốc gia Grand Teton của Mỹ đã phải tạm thời đóng cửa một số khu vực, khi các vết nứt trên mặt đất ngày càng xuất hiện nhiều hơn.

Đăng ngày: 20/07/2018
Đừng thờ ơ trước biến đổi khí hậu, nó sẽ khiến bạn mất kết nối internet trong tương lai gần

Đừng thờ ơ trước biến đổi khí hậu, nó sẽ khiến bạn mất kết nối internet trong tương lai gần

Ngày nay, internet dần trở thành yếu tố quan trọng trong cuộc sống con người, thậm chí, nó còn là nhu cầu thiết yếu giống như đồ ăn, thức uống vậy.

Đăng ngày: 19/07/2018
Mùa bão 2018: Bão dịch chuyển bất thường, cần đề phòng những vùng

Mùa bão 2018: Bão dịch chuyển bất thường, cần đề phòng những vùng "ít nhạy cảm"

Khu vực miền Trung luôn được ví là “rốn bão”, còn miền Nam lại hiếm khi có bão. Tuy nhiên, xu hướng bão đang có sự dịch chuyển dần về phía Nam và xuất hiện ở những vùng ít khi có bão.

Đăng ngày: 19/07/2018
Bão Sơn Tinh suy yếu thành áp thấp, Bắc Trung Bộ mưa lớn

Bão Sơn Tinh suy yếu thành áp thấp, Bắc Trung Bộ mưa lớn

Đêm 18/7, bão đã đổ bộ vào đất liền, vùng tâm bão khu vực ven biển các tỉnh Nghệ An, Thanh Hoá gió mạnh cấp 7.

Đăng ngày: 19/07/2018
Tiêu điểm
Khoa Học News