2012 là một trong 10 năm nóng nhất
Nghiên cứu của hai cơ quan khoa học hàng đầu tại Mỹ cho thấy 2012 thuộc nhóm 10 năm nóng nhất kể từ năm 1880.
Cục Quản lý Hải dương và Khí quyển Mỹ (NOAA) thông báo họ cũng phân tích dữ liệu về nhiệt độ từ một mạng lưới các trạm theo dõi thời tiết trên khắp hành tinh. Kết quả phân tích cho thấy, nhiệt độ trung bình trong năm 2012 cao hơn 0,57 độ C so với mức trung bình của thế kỷ 20 và đạt mức cao thứ 10 kể từ năm 1880. Ngoài ra, tất cả 12 năm đã qua của thế kỷ 21 nằm trong nhóm 14 năm nóng nhất kể từ năm 1880.
Một ruộng ngô xơ xác vì hạn hán tại Mỹ vào tháng 6/2012. Nhiệt độ tăng vọt
khiến nhiều vùng ở Mỹ hứng chịu đợt hạn hán kỷ lục. (Ảnh: supplychaindigital.com)
"Kể từ năm 1976, nhiệt độ của các năm đều vượt mức trung bình của giai đoạn trước đó", Thomas Karl, giám đốc Trung tâm Dữ liệu Khí hậu quốc gia thuộc NOAA, tuyên bố.
Cơ quan Hàng không vũ trụ Mỹ (NASA) cũng sử dụng nguồn dữ liệu giống hệt NOAA song áp dụng phương pháp phân tích khác. Các nhà khoa học của NASA nhận thấy 2012 là năm nóng thứ chín kể từ năm 1880 và nhiệt độ trung bình trong năm ngoái cao hơn 0,6 độ C so với mức trung bình trong thế kỷ 20.
Tiến sĩ James Hansen, một chuyên gia của Viện Nghiên cứu Không gian Goddard thuộc NASA, nói rằng nhiệt độ tụt xuống mức kỷ lục trong vài mùa đông vừa qua khiến nhiều người cho rằng trái đất đang nguội dần, chứ không ấm hơn.
"Ngay cả trong giai đoạn mà trái đất ấm lên, nhiệt độ trong một số mùa sẽ vẫn giảm so với mức trung bình. Chúng ta nên hiểu rằng số lượng mùa nóng bất thường đang tăng dần. Những mùa nóng bất thường đó gây nên tác động lớn hơn đối với con người và các loài khác trên hành tinh", Hansen phát biểu.
NASA và NOAA đều khẳng định nhiệt độ tại phần lớn vùng trên thế giới trong năm ngoái đều cao hơn mức trung bình trong thế kỷ 21, còn lượng băng tan ở Bắc Cực đạt mức kỷ lục mới.

Bí ẩn thác nước chảy vào "Chiếc ấm của Quỷ dữ"
Thác nước đôi Devil’s Kettle, thuộc bang Minnesota, Hoa Kỳ, có một dòng chảy vào hồ Superior; tuy nhiên, điểm đến của dòng kia đến bây giờ vẫn còn là một ẩn số của thiên nhiên…

Khu rừng dưới nước tuyệt đẹp ở Kazakhstan
Hồ nước Kaindy dài 400m ở Kazakhstan có một vẻ đẹp rất đặc biệt với một khu rừng kỳ lạ mọc dưới đáy hồ.

Vì sao nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa?
Khí hậu nước ta rất độc đáo: khí hậu nóng nhưng không khô hạn như Tây Nam Á, Bắc Phi. Nóng ẩm nhưng không nóng ẩm quanh năm như các quần đảo ở Đông Nam Á.

Sự thật về những chiếc cốc giấy dùng 1 lần
Các loại cốc giấy dùng 1 lần đang được rất nhiều người ưa dùng vì tính tiện dụng và nhanh gọn. Song sự thật về chúng không phải ai cũng biết.

6 hiện tượng thiên nhiên tuyệt đẹp chỉ có vào mùa đông
Sấm tuyết, hoa sương đá, sương băng cứng... là những hiện tượng thiên nhiên kỳ thú đến không ngờ.

7 điều ít biết về cầu vồng
Hai người cùng quan sát không thể nhìn thấy sắc màu giống nhau từ cùng một chiếc cầu vồng hay có thể dùng kính phân cực để làm "cầu vồng" biến mất, là hai trong số nhiều điều thú vị về hiện tượng thiên nhiên đẹp mắt này.
