23.000 người chết nếu động đất 7,3 độ Richter tại Tokyo
Ít nhất 23.000 người sẽ thiệt mạng và thiệt hại kinh tế có thể lên tới 95,3 nghìn tỷ yen nếu xảy ra một trận động đất mạnh 7,3 độ Richter ngay bên dưới khu vực thủ đô Tokyo của Nhật Bản.
Đây là dự báo được Chính phủ Nhật Bản đưa ra trong một báo cáo công bố ngày 19/12.
Trong báo cáo do Hội đồng ngăn chặn thảm họa trung ương thực hiện, số người thiệt mạng nói trên tăng gấp đôi so với con số dự đoán mà hội đồng này đưa ra năm 2005 sau khi đánh giá mức độ thiệt hại nghiêm trọng hơn do hỏa hoạn gây ra tại khu vực quanh khu thương mại Tokyo - nơi đa số người dân sống trong các ngôi nhà bằng gỗ.
Cảnh sát tìm kiếm nạn nhân mất tích sau trận động đất trên đảo Oshima của Nhật Bản ngày 18/10. (Nguồn: AFP/TTXVN)
Theo báo cáo này, nếu xảy ra một trận động đất mạnh 8 độ Richter tại thủ đô Tokyo với tâm chấn ở vịnh Sagami, ngoài khơi tỉnh Kanagawa, số người thiệt mạng có thể lên tới 70.000 người.
Nếu như vậy, sức cạnh tranh của Nhật Bản trên trường quốc tế sẽ giảm sút do rối loạn chuỗi nguồn cung và mạng lưới, ảnh hưởng tới hoạt động kinh tế ở trong và ngoài nước, hoạt động sản xuất bị đình trệ trong một thời gian dài.
Trong khi đó, các chuyên gia cho rằng xác suất xảy ra một trận động đất mạnh 7 độ Richter trở lên tại khu vực thủ đô Tokyo trong vòng 30 năm tới là 70%.
Số người thiệt mạng sẽ tăng lên nếu động đất xảy ra tại Tokyo và vùng lân cận vào một tối mùa Đông có sức gió 28,8km/giờ, có thể làm đổ sập hoặc phá hủy khoảng 610.000 ngôi nhà và các tòa nhà tại khu vực này; 7,2 triệu người sẽ phải đi sơ tán; hoạt động giao thông hỗn loạn kéo dài trong vài ngày sau động đất; dịch vụ đường sắt có thể bị ngưng trệ trong một tháng; các nhà máy nhiệt điện ngừng hoạt động gây ra tình trạng mất điện trên diện rộng.
Dựa trên những dự đoán mới nhất này, Chính phủ Nhật Bản dự định điều chỉnh kế hoạch ngăn chặn thảm họa vào tháng 3/2014 để Tokyo có thể duy trì các chức năng cốt lõi của mình trong trường hợp khẩn cấp.

Vì sao nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa?
Khí hậu nước ta rất độc đáo: khí hậu nóng nhưng không khô hạn như Tây Nam Á, Bắc Phi. Nóng ẩm nhưng không nóng ẩm quanh năm như các quần đảo ở Đông Nam Á.

6 hiện tượng thiên nhiên tuyệt đẹp chỉ có vào mùa đông
Sấm tuyết, hoa sương đá, sương băng cứng... là những hiện tượng thiên nhiên kỳ thú đến không ngờ.

Ngày xưa ông cha ta tránh bão như thế nào?
Do không có phương tiện dự báo thời tiết nên cha ông ta nhận biết dấu hiệu của bão bằng cách quan sát tự nhiên.

Lý giải hiện tượng cầu vồng trắng
Cầu vồng trắng được tạo ra khi ánh sáng Mặt Trời chiếu vào những giọt nước nhỏ trong lớp sương mù ở góc độ phù hợp.

Ol Doinyo Lengai - Ngọn núi lửa độc đáo nhất thế giới
Không có những đợt phun trào đỏ ngầu dung nham, ngọn núi lửa Ol Doinyo Lengai ở châu Phi lại tuôn trào dòng nham thạch đen ấn tượng.

Tại sao bão ở Việt Nam lại hay vào miền Trung?
Dân gian có câu "Ông tha mà bà không tha/ Làm nên lũ lụt hai ba tháng mười”, để nhắc nhở, cảnh báo mùa lũ ở các tỉnh từ Thanh Hóa đổ vào thường xảy ra đầu tháng 7 đến tháng 10 hàng năm.
