23 người chết, giao thông miền núi phía Bắc tê liệt do mưa lũ
Mưa lũ tại các tỉnh miền núi phía Bắc kéo dài từ đầu tuần tới nay khiến nhiều người chết, bị thương, mất tích, nhiều tuyến đường sạt lở, giao thông đang tê liệt.
>>> Thái Nguyên: Mưa to, sạt lở đất làm 3 người tử vong
Theo thống kê từ Ban chỉ đạo phòng chống lụt bão Trung ương, từ ngày 3 đến 6/9, 23 người đã chết, 2 người mất tích và 16 bị thương do mưa lũ kéo dài, gây sạt lở, tê liệt giao thông.
Tỉnh chịu thiệt hại nhiều nhất là Lào Cai với 9 người chết, 2 người mất tích và 12 người bị thương, Lai Châu, Thái Nguyên 3 người, Điện Biên, Lạng Sơn 2 người, Hà Giang và Sơn La 1 người chết.
Trận lũ quét vào tối 4/9, khiến trung tâm xã Bản Khoang sập nhiều ngôi nhà, cuốn trôi cả chục giáo viên. (Ảnh: Lao Trần)
Trong hai ngày 4 và 5/9 liên tục xảy ra lũ quét tại huyện Sapa, Văn Bàn, Bát Xát...Sáng 5/9, nước lũ đã cuốn trôi cả khu nhà thập thể của trường THCS Bản Khoang (Sapa) khiến cả chục thầy cô bị cuốn theo dòng nước và đất đá.
Cơn lũ quét ở Bản Khoang, Sapa đang được khắc phục thì đến 10h30 ngày 5/9, tại khu vực rừng Vầu, rừng Xanh, thôn Minh Thượng 1, xã Minh Lương (Văn Bàn) lại xảy ra một vụ sạt lở núi khiến 2 người chết và 12 người bị thương.
Mưa lũ cũng đã cuốn trôi 37 ngôi nhà, làm hư hỏng 27 nhà, thiệt hại 1.725 ha diện tích hoa màu, lúa, nhiều tuyến đê kè, đường giao thông bị hỏng, sạt lở. Riêng Tỉnh lộ 155 qua xã Bản Khoang, huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai bị sạt lở 20.000m3; đến 16h đã thông xe tạm thời.
Một số tuyến đường giao thông nông thôn bị ngập nước, sạt lở gây ách tắc tạm thời thuộc các huyện: Tuần Giáo (Điện Biên); Võ Nhai, Phú Lương (Thái Nguyên); Mường Tè, Nậm Nhùn (Lai Châu); Bắc Yên (Sơn La).
Ngày 5/9, Thủ tướng đã có Công điện yêu cầu Ủy ban Nhân dân các tỉnh miền núi phía Bắc theo dõi diễn biến mưa, lũ; chỉ đạo rà soát các khu dân cư sống ở vùng ven sông, suối, hạ lưu các hồ, đập, vùng trũng thấp để chủ động phòng tránh, ứng phó.
Người dân tìm kiến được thi thể các nạn nhân trong cơn lũ quét ở Sapa ngày 5/9. (Ảnh:CTV)
Vùng có nguy cơ cao về sạt lở, lũ quét, vùng hạ du các hồ chứa có nguy cơ xảy ra sự cố phải khẩn trương sơ tán dân. Đồng thời, tổ chức kiểm soát giao thông tại các khu vực đường bị ngập, bến đò, ngầm qua suối, hướng dẫn người, phương tiện qua lại để đảm bảo an toàn.
Các tỉnh xảy ra lũ quét vừa qua cần tiếp tục chủ động mọi lực lượng cấp cứu người bị thương, tìm kiếm người mất tích, hỗ trợ mai táng người chết, khôi phục cơ sở hạ tầng thiết yếu, sớm ổn định đời sống và sản xuất của nhân dân...
Theo nhận định của Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Trung ương, từ nay đến 7/9, ở Bắc Bộ và các tỉnh Bắc Trung Bộ có mưa, mưa vừa, có nơi mưa to đến rất to và rải rác có dông. Trong cơn dông cần đề phòng có tố lốc và gió giật mạnh, vùng núi cần đề phòng có lũ quét và sạt lở đất.

Khu rừng dưới nước tuyệt đẹp ở Kazakhstan
Hồ nước Kaindy dài 400m ở Kazakhstan có một vẻ đẹp rất đặc biệt với một khu rừng kỳ lạ mọc dưới đáy hồ.

Vì sao nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa?
Khí hậu nước ta rất độc đáo: khí hậu nóng nhưng không khô hạn như Tây Nam Á, Bắc Phi. Nóng ẩm nhưng không nóng ẩm quanh năm như các quần đảo ở Đông Nam Á.

Sự thật về những chiếc cốc giấy dùng 1 lần
Các loại cốc giấy dùng 1 lần đang được rất nhiều người ưa dùng vì tính tiện dụng và nhanh gọn. Song sự thật về chúng không phải ai cũng biết.

6 hiện tượng thiên nhiên tuyệt đẹp chỉ có vào mùa đông
Sấm tuyết, hoa sương đá, sương băng cứng... là những hiện tượng thiên nhiên kỳ thú đến không ngờ.

Ngày xưa ông cha ta tránh bão như thế nào?
Do không có phương tiện dự báo thời tiết nên cha ông ta nhận biết dấu hiệu của bão bằng cách quan sát tự nhiên.

Lý giải hiện tượng cầu vồng trắng
Cầu vồng trắng được tạo ra khi ánh sáng Mặt Trời chiếu vào những giọt nước nhỏ trong lớp sương mù ở góc độ phù hợp.
