27 người chết vì mưa lũ miền Trung
Sáng nay lũ miền Trung đã xuống báo động 1. Người dân đang dồn sức khắc phục hậu quả với 27 người chết, một người mất tích, thiệt hại vật chất hàng chục tỷ đồng.
Mưa lũ kéo dài ba ngày qua khiến cuộc sống người
dân miền Trung đối mặt với nhiều khó khăn. (Ảnh: Trí Tín)
Theo Trung tâm phòng chống lụt bão miền Trung - Tây Nguyên, mưa lũ đã làm 27 người chết (trong đó Quảng Nam 19, Quảng Ngãi 3, Đà Nẵng 3, Huế 1, Bình Định 1, Phú Yên 1 người) và một người mất tích. Mặc dù nước lũ bắt đầu rút, nhưng nhiều khu dân cư ở vùng hạ lưu các tỉnh Quảng Nam, Đà Nẵng, Thừa Thiên - Huế vẫn còn ngập.
Quảng Nam là tỉnh chịu nhiều thiệt hại nhất. Từ ngày 5 đến 9/11, mưa lớn cộng với thủy điện xả lũ khiến trên 73.000 nhà ở các huyện Điện Bàn, Duy Xuyên, Đại Lộc và thị xã Hội An bị ngập. Ông Thân Đức Sửu, Chủ tịch UBND huyện Điện Bàn cho biết, huyện có đến 9 người chết do lũ cuốn. Hệ thống giao thông, thủy lợi, cơ sở hạ tầng và hoa màu bị tàn phá nặng nề, hiện chưa thể thống kê hết.
Tại Thừa Thiên - Huế, mưa lũ đã làm 36.000 nhà bị ngập, trong đó thành phố Huế bị ngập 20.000 nhà. Đến sáng nay, nhiều vùng hạ lưu vẫn bị ngập sâu, giao thông chia cắt, học sinh phải nghỉ học. Đặc biệt, ảnh hưởng của áp thấp nhiệt đới và gió mùa đông bắc, vùng biển Thừa Thiên Huế có gió mạnh cấp 6, làm sạt lở 3km bờ biển khu vực Thuận An - Phú Thuận. Trong đó 7/11 biển đã xâm thực, làm sập 40m tường rào khu Resort Ana Mandara.
Mưa lũ kéo dài làm sạt lở núi nghiêm trọng gây ách tắc, cô lập nhiều
tuyến đường về các địa phương miền núi các tỉnh miền Trung. (Ảnh: Trí Tín)
Tại Đà Nẵng, 24 xã phường ở các quận huyện Hòa Vang, Ngũ Hành Sơn và Liên Chiểu bị ngập trong đợt mưa lũ vừa qua. 3 tàu đang neo đậu bị lũ đánh chìm, may mắn không có thiệt hại về người. Đến sáng nay, nước đã rút, người dân đang tích cực dọn dẹp nhà cửa, vệ sinh môi trường.
Đợt mưa lũ cũng làm hư hại quốc lộ 1A, 49. Nhiều tuyến tỉnh lộ, đường nội thị và đường vành đai đã bị sạt lở, hư hỏng mặt đường, vỉa hè và một số biển báo. Đến tối qua, đường Hồ Chí Minh đi qua Quảng Nam đã được thông xe tạm thời sau nhiều ngày ách tắc do sạt lở hàng chục điểm, nặng nhất là đoạn đèo Lò Xo giáp ranh giữa huyện Phước Sơn và huyện Đăk Lei (Kon Tum).

Bí ẩn thác nước chảy vào "Chiếc ấm của Quỷ dữ"
Thác nước đôi Devil’s Kettle, thuộc bang Minnesota, Hoa Kỳ, có một dòng chảy vào hồ Superior; tuy nhiên, điểm đến của dòng kia đến bây giờ vẫn còn là một ẩn số của thiên nhiên…

Khu rừng dưới nước tuyệt đẹp ở Kazakhstan
Hồ nước Kaindy dài 400m ở Kazakhstan có một vẻ đẹp rất đặc biệt với một khu rừng kỳ lạ mọc dưới đáy hồ.

Vì sao nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa?
Khí hậu nước ta rất độc đáo: khí hậu nóng nhưng không khô hạn như Tây Nam Á, Bắc Phi. Nóng ẩm nhưng không nóng ẩm quanh năm như các quần đảo ở Đông Nam Á.

Sự thật về những chiếc cốc giấy dùng 1 lần
Các loại cốc giấy dùng 1 lần đang được rất nhiều người ưa dùng vì tính tiện dụng và nhanh gọn. Song sự thật về chúng không phải ai cũng biết.

6 hiện tượng thiên nhiên tuyệt đẹp chỉ có vào mùa đông
Sấm tuyết, hoa sương đá, sương băng cứng... là những hiện tượng thiên nhiên kỳ thú đến không ngờ.

7 điều ít biết về cầu vồng
Hai người cùng quan sát không thể nhìn thấy sắc màu giống nhau từ cùng một chiếc cầu vồng hay có thể dùng kính phân cực để làm "cầu vồng" biến mất, là hai trong số nhiều điều thú vị về hiện tượng thiên nhiên đẹp mắt này.
