3 loại quả tưởng vậy mà không phải vậy, chứng minh đôi lúc đừng có tin vào mắt mình
Đây đều là những loại quả kỳ lạ, được mệnh danh "kỳ cục" nhất hành tinh.
Thế giới mà ta đang sống đây thực sự muôn màu muôn vẻ và không quá khi nói rằng chúng rất "ảo".
Bởi có những điều dù bạn "mắt thấy tai nghe" nhưng vẫn là tưởng vậy mà không phải vậy. Đặc biệt là chuỗi các loại quả dưới đây. Hẳn bạn sẽ phải thốt lên rằng thế giới này quá đỗi những điều bất ngờ và bạn sẽ hiểu ra - đôi lúc đừng có dại mà tin vào mắt mình.
1. Ngỡ trứng cá hồi nhưng hóa ra lại là... thứ khác
Thử nhìn bức hình này và đoán xem những hạt xanh xanh trên thực phẩm kia là gì nào?
Cận cảnh hơn chút nhé!
Bạn đã đoán ra chưa? Cá là bạn sẽ nói - trứng cá hồi phải không? Nhưng ăn thử bạn mới biết mình bị lừa rồi.
Thật ra, những hạt xanh xanh kia lại là chanh - chanh ngón tay Úc (Australia finger lime). Đây là 1 loại chanh kỳ lạ, có quả hình như ngón tay, dài khoảng 10cm, đường kính 3cm. Tép chanh ngón tay có thể tách rời như bưởi, trông giống hệt như trứng cá hồi.
Một trong những điểm làm nên sự khác biệt của chanh ngón tay là hương vị. Theo nhiều ý kiến chuyên gia, từng tép chanh mọng nước có hương vị kết hợp giữa chanh vàng và chanh thường, nếu ăn kèm hải sản tươi sống như sushi và sashimi thì cực tuyệt.
Chanh ngón tay là loại gia vị ưa thích các đầu bếp của các khách sạn 5 sao, nhà hàng cao cấp để chế biến các món ăn, đặc biệt là hải sản, gỏi…
2. Tưởng chôm chôm mà hóa ra dưa chuột
Hẳn khi nhìn vào loại quả này, không ít bạn sẽ quả quyết nói rằng - đó chính là trái chôm chôm. Bởi hình dáng, màu sắc giống đến thế kia mà, chỉ là nó vẫn còn "xanh, non" mà thôi.
Bạn nghĩ đây là chôm chôm?
Vậy nhưng, nếu nói đó là chôm chôm thì bạn sai to rồi. Sự thật... chúng là những trái dưa chuột cơ.
Là một trong những giống dưa chuột hiếm ở Nam Phi, dưa chuột lông Cucumis Dipsaceus này được dùng chủ yếu để làm cảnh.
Giống như các giống dưa chuột khác, dưa chuột lông cũng là cây thân leo. Nếu được chăm sóc tốt, cây có thể phát triển tới chiều dài khoảng 3m. Mỗi trái dưa chuột lông này dài khoảng 3 - 5cm và đường kính khoảng 2,4cm.
Bên ngoài thì giống chôm chôm nhưng bên trong lại là dưa chuột.
Không chỉ dùng để làm cảnh mà dưa chuột lông cũng có thể dùng làm thức ăn như một loại rau kẹp vào bánh mỳ hoặc dùng để ướp dưa chuột muối. Ngoài ra, nước ép của chúng được dùng để thoa lên tóc nhằm ngăn ngừa rụng tóc.
Đặc biệt hơn 1 chút nữa, lá của loài dưa chuột độc đáo này được các bà nội trợ ở Nam Phi biết đến như một loại rau xanh thông dụng. Khi ăn lá của chúng có mùi vị giống như ăn rau chân vịt vậy.
3. Nhìn đích thị là gấc nhưng bổ ra mới biết bị lừa
Bạn thử đoán xem, loại quả dưới đây là gì nào? Hẳn tới 99,99% người nhìn vào sẽ quả quyết là gấc.
Nhìn vào chắc ai cũng đoán đây là quả gấc, đúng vậy không?
Thế nhưng đây lại là 1 loại dưa chuột khác có tên Gak Cucumber (hay Spring Bitter Cucumber). Đây là giống dưa chuột thường được trồng và bán ở Thái Lan.
Loại quả này có vị đắng ngọt, chứa nồng độ betacarotene cao, giúp nuôi dưỡng thị lực. Gak cucumber còn có hàm lượng dinh dưỡng cao như carbohydrate, chất xơ, protein, phốt pho canxi, sắt, vitamin A, B1, B2, C và niacin.
Thực chất đây là loại dưa chuột có tên Gak Cucumber.
Dưa chuột Gak được coi là một trong những loại quả tốt nhất cho sức khỏe, được sử dụng để chữa một số bệnh như sốt, đau lưng,…

Kỳ lạ loài "cây đi bộ" duy nhất trên thế giới
Socratea exorrhiza có lẽ là loài cây di động duy nhất trên thế giới. Hệ thống phức tạp của rễ cây hoạt động như chân, giúp cây liên tục di chuyển về phía ánh sáng mặt trời khi chuyển mùa.

Phân biệt đào bích và đào phai
Đào phai và đào bích là hai loại hoa đào Tết khá phổ biến và được nhiều người yêu thích.

Hoa Poppy - Hoa biểu trưng của nước Bỉ
Cây Poppy là thực vật thân thảo, tuổi thọ khoảng 2 năm. Tháng 4, 5 nở hoa màu tím, trắng, đỏ và phớt hồng, rất đẹp. Nó có nguồn gốc từ Châu Âu và Bắc Châu Á, người Bỉ rất thích coi là biểu trưng của nước mình.

Kỳ lạ loài nấm “che mặt” như mỹ nhân, quý hiếm nhất Việt Nam
Nấm Tâm Trúc là một trong những loài nấm quý hiếm nhất Việt Nam bên cạnh nấm linh chi, nấm Thái Dương, nấm Thượng Hoàng...

Thực trạng ngành công nghệ sinh học Trung Quốc
Chính phủ Trung Quốc xem công nghệ sinh học nông nghiệp là một công cụ để: giúp cải thiện nguồn lương thực của quốc gia, tăng năng suất nông nghiệp, tăng thu nhập cho nông dân, thúc đẩy sự phát triển bền vững và cải thiện vị trí cạnh tranh trên thị trường quốc tế.

Cận cảnh loại bướm có tên trong sách đỏ Việt Nam
Theo “Sách đỏ Việt Nam”, bướm khế có tên khoa học là Attacus atlas, cấp độ đe dọa xếp vào mức R (Rare: Hiếm, có thể sẽ nguy cấp). Loài bướm này được ghi nhận có kích thước lớn nhất ở nước ta và trên thế giới.
