3 lưu ý khi ăn cải thảo nếu không muốn rước thêm bệnh tật vào người
Cải thảo vốn là loại rau quen thuộc với nhiều gia đình, nó không những ngon miệng, có nhiều cách chế biến mà còn giàu dinh dưỡng, tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, cải thảo cần phải được ăn đúng cách để không gây hại cho sức khỏe.
Nói đến cải thảo, hẳn đa phần mọi người đã không còn xa lạ. Với nhiều cách chế biến khác nhau như luộc, nấu, xào, cuộn thịt... không biết từ bao giờ cải thảo đã xuất hiện phổ biến như thế trong cuộc sống hàng ngày của con người.
Loại rau "quốc dân" này cũng rất giàu chất dinh dưỡng và tốt cho sức khỏe. Cải thảo rất giàu chất xơ thô, không chỉ làm ẩm đường ruột, thúc đẩy quá trình giải độc mà còn kích thích nhu động ruột, thúc đẩy bài tiết phân và giúp tiêu hóa, có tác dụng phòng chống ung thư ruột rất tốt.
Cải thảo rất giàu vitamin C và vitamin E.
Nó cũng chứa nhiều vitamin, là món ăn đặc biệt thích hợp cho mùa đông. Bởi không khí đặc biệt khô và lạnh vào mùa thu đông có thể gây ra những tổn thương lớn cho làn da của con người. Cải thảo rất giàu vitamin C và vitamin E có tác dụng chăm sóc và làm đẹp da rất tốt.
Bên cạnh đó, cải thảo có các nguyên tố vi lượng. Các nhà khoa học tại Viện Nội tiết tố ở New York (Mỹ) đã phát hiện ra rằng tỷ lệ mắc bệnh ung thư vú của phụ nữ Trung Quốc và Nhật Bản thấp hơn nhiều so với phụ nữ phương Tây do họ thường xuyên ăn cải thảo. Có một số nguyên tố vi lượng trong cải thảo có thể giúp phá vỡ estrogen có liên quan đến ung thư vú. Phụ nữ ăn 450g cải thảo mỗi ngày có thể hấp thụ được 500mg hợp chất này.
Ngoài ra, nó cũng giàu đồng - một vi chất dinh dưỡng không thể thiếu đối với sức khỏe con người, có tác động quan trọng đến sự phát triển và chức năng của máu, hệ thần kinh trung ương và hệ miễn dịch, tóc, da, mô xương, não, gan, tim và các cơ quan nội tạng khác.
Tuy tốt cho sức khỏe là vậy nhưng không phải cải thảo ăn thế nào cũng được, nếu ăn sai cách nó có thể gây hại cho sức khỏe của bạn.
1. Người có bệnh về tiêu hóa không nên ăn
Cải thảo chứa một lượng lớn chất xơ thô với bản chất cứng, khó tiêu nên những người tỳ vị hư nhược, tiêu chảy, trẻ em có hệ tiêu hóa kém không nên ăn nhiều.
Người có đường tiêu hóa kém không nên ăn cải thảo.
Ngoài ra, những bệnh nhân sau khi phẫu thuật vùng bụng, lồng ngực, đặc biệt là bệnh nhân bị loét dạ dày và chảy máu dạ dày, bệnh tiêu chảy và bệnh gan không thích hợp ăn cải thảo.
2. Bệnh nhân cơ địa lạnh, sức khỏe đường tiêu hóa kém nên hạn chế ăn
Cải thảo có tính hàn (lạnh), do đó những người có cơ địa lạnh nếu ăn nhiều nó sẽ gặp phải tình trạng lạnh bụng, tiêu chảy. Trong khi đó, người có đường tiêu hóa kém cũng khó có thể tiêu hóa lượng lớn chất xơ thô của cải thảo nếu ăn nhiều. Vì vậy, đây là 2 đối tượng nên hạn chế ăn nhiều.
3. Không kết hợp cải thảo với các thực phẩm sau
Khi ăn cải thảo không nên ăn cùng thịt thỏ, măng cụt, dưa leo… để không gây khó chịu cho cơ thể, sau hai tiếng mới nên ăn chúng.
- Anh chàng câu được con cá quý giá, phóng sinh cá rồi mới tiếc “hùi hụi”
- Đào vàng, phát hiện "kho báu quái thú" quý giá hơn vàng
- Thuốc phiện vốn rất đắt, tại sao người nghèo thời nhà Thanh vẫn có để hút?