3 tỷ tấn nước biển bị nuốt chửng mỗi năm: "Thủ phạm" gầm lên từ 10.000m dưới đáy đại dương
Theo các chuyên gia, 3 tỷ tấn nước biển biến mất mỗi năm có liên quan tới tiếng gầm bí ẩn phát ra từ 10.000m dưới rãnh sâu nhất thế giới.
Hiện nay với trình độ khoa học công nghệ của con người đã phát triển rất nhanh chóng, nhiều nơi mà trước đây chưa thể đặt chân tới giờ đã dần phát lộ. Đại dương luôn tồn tại vô vàn bí ẩn với con người. Nếu như trước đây con người chỉ có thể lặn sâu dưới đáy biển vài trăm mét thì nay đã có thể chạm tới rãnh Mariana, nơi sâu nhất thế giới tới 11.034 m.
Tuy nhiên, khi các nhà khoa học nghiên cứu rãnh Mariana thì họ phát hiện ra mỗi năm có tới 3 tỷ tấn nước biển bị rãnh Mariana "nuốt chửng". Hơn nữa, rãnh Mariana đã tồn tại hơn 6.000 năm, cũng tức là đã có hàng chục nghìn tỷ tấn nước biển bị hút xuống đó. Đây quả thực là 1 con số khổng lồ.
Mỗi năm có tới 3 tỷ tấn nước biển bị hút xuống rãnh Mariana. (Ảnh: Baidu)
Việc rãnh Mariana "nuốt" nước biển thực sự là 1 hiện tượng địa lý bình thường nhưng lượng nước mất đi thực sự lớn đến nỗi khiến cho các nhà khoa học kinh ngạc. Kỳ lạ hơn, sau khi bị hút, mực nước biển không hạ xuống mà lại dâng lên.
Cùng với đó, họ còn tình cờ phát hiện ra những tiếng gầm bí ẩn phát ra từ dưới rãnh Mariana ở độ sâu 10.000 m. Những âm thanh này rất đáng sợ, chúng ồn ào và ngắt quãng, rất giống với âm thanh trong các bộ phim kinh dị thực khiến người ta kinh hãi. Âm thanh kỳ lạ đôi khi giống như tiếng cá voi kêu, lúc lại giống như như những cơn sóng gầm.
Liệu việc nước biển biến mất có liên quan gì tới tiếng gầm này không? Phải chăng dưới rãnh Mariana còn có "thứ" nào đó rất kinh khủng? Ban đầu các nhà khoa học cho rằng dưới rãnh Mariana có 1 loài thủy quái khổng lồ nào đó, nhưng áp lực nước ở đây quá cao, lại không có thức ăn, sinh vật lớn không thể sống sót được.
Sau 3 năm dùng máy móc thăm dò, các nhà khoa học nhận ra rằng tiếng gầm gừ dưới rãnh Mariana thực sự có liên quan tới việc nước biển bị "nuốt chửng". Lượng nước biển bị rãnh Mariana hút vào quá lớn cũng đã gây ra tiếng gầm kỳ lạ kia. Hơn nữa, việc rãnh Mariana đẩy nhanh tốc độ nuốt nước biển vốn là do con người khai thác tài nguyên dưới lòng đất quá mức.
Ngoài ra, việc con người khai thác tài nguyên dưới lòng đất, phá rừng, chăn nuôi quá nhiều đã dẫn tới hiện tượng ấm lên toàn cầu. Hiện tượng này làm cho băng tan, nước đổ ra biển nhiều hơn khiến mực nước biển dâng cao dù mỗi năm rãnh Mariana hút tới 3 tỷ tấn nước biển.
Các chuyên gia đã chứng minh rằng việc rãnh Mariana nuốt chửng lượng lớn nước biển có liên quan tới sự khai thác tài nguyên quá mức của loài người. (Ảnh: Baidu).
Dù các nhà khoa học đã tìm ra nguồn gốc của tiếng gầm kỳ lạ dưới rãnh Mariana nhưng hậu quả của hiện tượng này rất đáng để con người cảnh giác. Bởi trên Trái đất hiện đang có nhiều hơn 1 rãnh nuốt nước biển tương tự như rãnh Mariana. Nếu nước biển xâm nhập vào quá nhiều có thể làm tăng sự mất ổn định của cấu trúc bên trong vỏ Trái đất.
Ngoài ra, các nhà khoa học cũng cho rằng, lượng nước biển sau khi thâm nhập vào bên trong Trái đất sẽ không thể ở lại. Thay vào đó, chúng sẽ quay trở lại mặt đất theo nhiều cách khác nhau như phun trào núi lửa, sạt lở đất, lũ bùn… Việc này cũng sẽ khiến cho các thảm họa địa chất trên Trái đất gia tăng, nhân loại sẽ còn phải nhiều hơn hậu quả do mình đã gây ra.
- Đôi mắt của ốc xà cừ có 1 khả năng kỳ diệu, đến cả "đứt đuôi thoát xác" như thằn lằn cũng phải chào thua!
- Phát hiện ngôi sao phóng năng lượng gấp một tỷ lần Mặt trời
- Thí nghiệm tàn ác: Sát hại 15 con chó để chứng minh ma có thật, thành quả thu được thành trò cười cho giới khoa học