Các nhà khoa học bối rối với "quả trứng vàng" bí ẩn tìm thấy ở đáy biển sâu, không rõ đây là vật thể gì
Theo giới nghiên cứu, trong bối cảnh 2/3 dạng sống ở các đại dương sâu chưa được con người hiểu biết hết, phát hiện mới nhất này có thể đánh dấu một khám phá mới đầy thú vị.
Các nhà nghiên cứu đang cảm thấy bối rối trước một vật thể màu vàng bí ẩn, vốn vừa được phát hiện dưới đáy biển ngoài khơi bờ biển Alaska.
Theo đó, vật thể này được tìm thấy ở độ sâu 3,2km trong một cuộc thám hiểm kéo dài từ ngày 23/8 đến ngày 16/9 do Cơ quan Khí quyển và Đại dương Quốc gia Mỹ (NOAA) dẫn đầu. Toàn bộ sứ mệnh thám hiểm này được phát trực tuyến trên Internet.
Theo NOAAA, vật thể sáng bóng vừa được tìm thấy rất mỏng manh khi chạm vào, giống như các mô trên da người. Trong khi các chuyên gia không chắc chắn chính xác vật thể này là gì, họ cho rằng nó có thể là vỏ trứng hoặc phần còn lại của bọt biển.
Vật thể bí ẩn này có màu vàng, với lớp vỏ ngoài mềm, mỏng như các mô trên da.
Thay vì để nó ở nguyên vị trí, tàu lặn thăm dò của NOAA đã triển khai một cánh tay robot điều khiển từ xa để chạm nhẹ vật thể và tách nó ra khỏi tảng đá.
Sau đó, nó được đưa lên mặt biển, nơi việc xét nghiệm ADN trong phòng thí nghiệm được kỳ vọng sẽ tiết lộ thêm về bản chất của nó. Các chuyên gia vẫn chưa xác định được nguyên nhân gây ra lỗ hổng ở phía trước của "quả trứng vàng", mặc dù nó có thể là kết quả của sự va chạm với một sinh vật biển khác.
"Có thứ gì đó đã cố gắng xâm nhập… hoặc cố gắng thoát ra", một nhà nghiên cứu cho biết trong buổi phát sóng trực tiếp về khám phá của vật thể có một lỗ nhỏ ở trên đỉnh này.
"Khi những hiểu biểt của chúng tôi không thể xác định được nó là gì, thì đó là một điều kỳ lạ. Loại động vật nào lại có thể tạo ra loại vỏ trứng như vậy?", một thành viên khác trong nhóm nói thêm.
Vật thể được cho là trứng của một sinh vật bí ẩn đang được xem xét trong phòng thí nghiệm.
Trong bối cảnh 2/3 dạng sống ở các đại dương sâu chưa được giới khoa học hiểu biết hết, phát hiện mới nhất này có thể đánh dấu một khám phá mới đầy thú vị. Kerry Howell, giáo sư sinh thái biển sâu tại Đại học Plymouth (Anh), đồng ý rằng vật thể này "rất kỳ lạ".
"Trong 20 năm khám phá biển sâu, tôi chưa từng thấy điều gì như vậy. Có rất nhiều loài chưa được khám phá ở vùng biển sâu nên vật thể này có thể dễ dàng liên quan đến một loài mới", bà cho biết.
Giáo sư Howell cũng cho biết miệng lỗ trên vật thể có thể là nơi sinh vật hít vào và thở ra nếu nó là miếng bọt biển, hoặc là nơi sinh vật nở ra nếu nó là vỏ của một quả trứng.
Murray Roberts, giáo sư sinh học biển tại Đại học Edinburgh, cũng đồng ý với nhận định của các nhà khoa học NOAA về việc đây có thể là một quả trứng. Theo đó, một số loài, bao gồm cả các loài cá biển sâu dễ bị tổn thương như cá mập và cá đuối, thường đẻ trứng trên các ngọn núi ngầm hoặc trong môi trường sống san hô nước lạnh. Sinh vật này có thể đã đục vỡ vỏ trứng và bơi đi.
Được biết, bức ảnh chụp quả trứng sau khi được đăng lên Twitter đã thu hút được rất nhiều suy đoán từ phía người dùng mạng.

Thiện chiến là vậy, nhưng cá voi sát thủ lại chịu thua trước những "thần hộ mệnh" hiền hòa này
Cá voi lưng gù bảo vệ hải cẩu, cá mặt trăng và nhiều loài khác khỏi "hung thần" đại dương và họ hàng của nó: cá voi sát thủ.

Cuộc đua bí mật dưới lòng đại dương: Khi đáy biển được “phân lô” để tranh giành hàng tỷ đô lợi nhuận
Sâu thẳm dưới đại dương, một cuộc đua bí mật đang diễn ra. Một cuộc đua gấp rút giữa các công ty tư nhân để tranh giành cơ hội tiếp cận những khoáng sản quý giá.

Cá Vẹt là gì? Tại sao không nên ăn cá Vẹt?
Loài cá vẹt được bày bán tại một số chợ vùng biển. Gần đây, các diễn đàn, cộng đồng mạng kêu gọi không nên ăn cá này vì nhiều lý do đặc biệt.

Khám phá bí mật về bạch tuộc - Loài "quái vật" biển cả
Bạch tuộc là động vật rất thông minh, có thể là thông minh hơn bất kỳ một động vật thân mềm nào.

Những sự thật về con hà khiến ai cũng choáng váng
Ăn bám, phá hoại, siêu chảnh, nhưng rất tốt cho sinh lý nam giới... Đó là những sự thật về con hà mà không phải ai cũng biết.

Italy tuyên chiến với cua xanh xâm hại bằng cách ăn thịt
Cua xanh phàm ăn, đe dọa ngành ngư nghiệp Italy, buộc chính phủ trích 3,2 triệu USD từ quỹ khẩn cấp để tìm cách đối phó và kêu gọi biến chúng thành thức ăn.
