4 điều chắc chắn phải nhớ trước khi nhảy xuống cứu người đuối nước

Bạn buộc phải nhớ và thực hiện, nếu không muốn chung số phận với nạn nhân.

Mùa hè nóng nực là thời điểm không thể tuyệt vời hơn để được đắm mình trong làn nước trong xanh. Và bất kể bơi ở đâu - biển, sông, hồ, ao hay bể bơi... - nguy cơ đuối nước là hoàn toàn toàn có thể xảy ra.

Trong trường hợp gặp một người bị đuối nước, chắc ai cũng hiểu việc cứu người là khẩn cấp như thế nào. Tuy nhiên nếu không khéo, chính người cứu cũng có thể trở thành nạn nhân, kể cả khi bơi giỏi đến thế nào đi chăng nữa.

Vậy nên để tránh xảy ra hậu quả đáng tiếc, hãy đảm bảo bản thân phải ghi nhớ những điều sau đây trước khi quyết định nhảy xuống cứu người.

1. Nhận dạng một người đang đuối nước

Việc nhận dạng này nhằm mục đích đánh giá sơ bộ tình hình. Thông thường, một người bị đuối nước bắt đầu chìm trong vòng 20s - 60s, nên nhận ra càng sớm, cơ hội cứu người càng cao.

4 điều chắc chắn phải nhớ trước khi nhảy xuống cứu người đuối nước
Một người bị đuối nước bắt đầu chìm trong vòng 20s - 60s.

Người đuối nước có một số dấu hiệu khá đặc trưng. Đầu tiên, đầu của họ ngửa ra sau, nhưng liên tục chìm rồi nổi, thân thể lại chỉ ở yên một chỗ, không hề di chuyển.

Miệng bị nước vào liên tục, hoặc chỉ hé được một chút bên trên mặt nước. Ngoài ra, người đó sẽ trông rất khổ sở, nhưng không hề kêu cứu, vì có thể chẳng đủ oxy mà làm chuyện đó.

4 điều chắc chắn phải nhớ trước khi nhảy xuống cứu người đuối nước
Người bị đuối nước trông rất khổ sở, nhưng không hề kêu cứu vì có thể chẳng đủ oxy để làm việc đó.

2. Kêu cứu, ưu tiên sử dụng các vật cứu hộ

Sau khi biết có người đang đuối nước, việc đầu tiên bạn cần làm là tri hô. Dù sao bạn vẫn chỉ là tay mơ, việc cứu người nên để cho cứu hộ hoặc người có chuyên môn. Ngoài ra, mọi sự hỗ trợ lúc này đều đáng quý.

Tiếp theo, hãy tìm các vật dụng hỗ trợ xung quanh. Tại các bể bơi hay bãi biển đều sẽ có dụng cụ cứu hộ nằm rải rác như phao, dây kéo... Nếu như nạn nhân còn ý thức và ở gần bờ, hãy lôi kéo sự chú ý của họ và ném ra một đoạn dây, hoặc dùng một cành cây dài để họ bám vào và kéo lên.

Nếu nạn nhân ở xa bờ, bạn có thể sử dụng dây thừng dài. Hãy cuộn dây lại thành một vòng cứng rồi ném về phía nạn nhân (nhớ cầm lại một đầu). Lý tưởng nhất là nhắm ném vượt qua nạn nhân rồi thu dây gần về phía họ.

4 điều chắc chắn phải nhớ trước khi nhảy xuống cứu người đuối nước
Nếu nạn nhân ở xa bờ, bạn có thể sử dụng dây thừng dài.

3. Nhảy xuống cứu người

Trong trường hợp nạn nhân ở quá xa, không có bất kỳ vật dụng nào với đến được, hoặc quăng dây và phao nhiều lần mà nạn nhân không bắt được thì đó là lúc bạn cần phải nhảy xuống nước. Nhưng tất nhiên chẳng thể nhảy bừa, mà phải có sự chuẩn bị hẳn hoi.

Đầu tiên, bạn phải đảm bảo chắc chắn rằng bạn có khả năng bơi, và phải là bơi giỏi. Người bơi giỏi chưa chắc đã cứu được người, nhưng người bơi kém hoặc không biết bơi nhảy xuống chỉ làm tăng số nạn nhân lên mà thôi.

Tiếp theo, tuyệt đối tránh "tay không nhảy xuống nước". Hãy cầm theo một vật có thể nổi được, có thể là trái bóng, lốp xe... chứ không nhất thiết phải là phao. Hoặc bạn phải cầm theo một sợi dây, với một đầu do người trên bờ cầm, hoặc được buộc cố định vào gốc cây.

4 điều chắc chắn phải nhớ trước khi nhảy xuống cứu người đuối nước
Hãy cầm theo một vật có thể nổi được, có thể là trái bóng, lốp xe...

Khi đã cầm trong tay vật hỗ trợ, hãy bơi về phía nạn nhân, hướng dẫn nạn nhân bám vào vật để nổi, sau đó bơi về gần bờ hoặc ra hiệu cho người trên bờ kéo về. Tuy nhiên có một điều tuyệt đối phải ghi nhớ: Phải tiếp cận nạn nhân từ sau lưng.

Lý do ư? Vì người bị đuối nước lúc đó đang rơi vào trạng thái hoảng loạn, và họ sẽ làm mọi cách để nổi lên, kể cả việc dìm luôn người cứu xuống. Đa số trường hợp người cứu trở thành nạn nhân tiếp theo cũng vì hiện tượng này.

Đặc biệt trong trường hợp không có vật hỗ trợ, bạn càng phải chắc chắn rằng mình đã tiếp cận nạn nhân đúng hướng. Sau đó, ôm nạn nhân từ phía sau và kéo về gần bờ.

4 điều chắc chắn phải nhớ trước khi nhảy xuống cứu người đuối nước
Ôm nạn nhân từ phía sau và kéo về gần bờ.

Trong trường hợp nạn nhân đã đuối sức và chìm hẳn trong nước, hãy tiếp cận nạn nhân từ phía dưới. Tóm vào nách nạn nhân, kéo đầu lên khỏi mặt nước và bắt đầu bơi về bờ.

4 điều chắc chắn phải nhớ trước khi nhảy xuống cứu người đuối nước
Tóm vào nách nạn nhân, kéo đầu lên khỏi mặt nước và bắt đầu bơi về bờ.

4. Thực hiện sơ cứu khẩn cấp cho bệnh nhân

Sau khi đưa nạn nhân lên bờ thành công, bạn cần đánh giá tình hình lại một lần nữa. Nếu như nạn nhân còn ý thức, hãy làm ấm cơ thể họ bằng vải khô. Nhưng nếu nạn nhân bất tỉnh và không còn thở, hãy ngay lập tức thực hiện hô hấp nhân tạo và hồi sức tim phổi (CPR). Trong lúc ấy, những người xung quanh cần gọi cấp cứu càng sớm càng tốt.

Tuy nhiên về cơ bản, cách tốt nhất để không xảy ra những hậu quả đáng tiếc trong mùa hè là người đi bởi phải tự bảo vệ mình. Hãy khởi động thật kỹ trước khi xuống nước, và nên tránh bơi ở sông, hồ, hoặc những nơi không có sự hỗ trợ của người khác.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Những người không nên ăn bánh chưng trong những ngày Tết

Những người không nên ăn bánh chưng trong những ngày Tết

Bánh chưng là thực phẩm không thể thiếu trong những ngày Tết cổ truyền tại Việt Nam. Đây là loại thức ăn có nhiều chất dinh dưỡng nhưng không phải ai cũng nên ăn món này.

Đăng ngày: 28/01/2019
Ăn bánh chưng bị mốc dễ nhiễm độc tố gây ung thư

Ăn bánh chưng bị mốc dễ nhiễm độc tố gây ung thư

Nhiều người có thói quen gọt bỏ phần ngoài mốc trước khi chiên ăn mà không biết rằng thực phẩm mốc sinh ra độc tố aflatoxin có thể gây ung thư.

Đăng ngày: 28/01/2019
Cách cúng vía thần tài mùng 10 tháng Giêng

Cách cúng vía thần tài mùng 10 tháng Giêng

Ngày vía Thần Tài mùng 10 tháng Giêng là một trong những dịp quan trọng để những người kinh doanh cầu tài lộc, sung túc và may mắn.

Đăng ngày: 25/02/2018
8 thói quen giúp hệ tiêu hóa luôn khỏe mạnh

8 thói quen giúp hệ tiêu hóa luôn khỏe mạnh

Cải thiện sức khỏe hệ tiêu hóa bạn sẽ cải thiện sức khỏe tổng thể và cảm thấy luôn tràn đầy năng lượng.

Đăng ngày: 04/07/2017
Vitamin B12 quan trọng thế nào?

Vitamin B12 quan trọng thế nào?

Năm 1948, Rickes đã phân lập từ gan lợn một chất kết tinh màu đỏ đặt tên là vitamin B12, sau đó 4 giải Nobel đã được trao tặng cho những công trình nghiên cứu có liên quan đến vitamin B12.

Đăng ngày: 04/07/2017
Phổi có tự lành lại nếu chúng ta bỏ hút thuốc lá không?

Phổi có tự lành lại nếu chúng ta bỏ hút thuốc lá không?

Hút thuốc lá có rất nhiều tác hại xấu đối với cơ thể. Phổi và đường hô hấp là hai bộ phận chịu ảnh hưởng lớn nhất.

Đăng ngày: 04/07/2017
Thủ phạm gây ung thư amidan bạn cần tránh

Thủ phạm gây ung thư amidan bạn cần tránh

Hút thuốc lá, nghiện rượu, tình dụng bằng miệng, vệ sinh răng miệng kém... là yếu tố nguy cơ gây ung thư amidan.

Đăng ngày: 04/07/2017
Tiêu điểm
Khoa Học News