4 loại "rau trường thọ" được Trung Quốc ca ngợi lại mọc nhan nhản ở Việt Nam
Nhờ hàm lượng dinh dưỡng cao và công dụng phòng bệnh tuyệt vời, 4 loại rau dưới đây được cổ nhân Trung Hoa ca ngợi là "rau trường thọ".
1. Rong biển: Hạ huyết áp
Đến từ Đại học Trung y dược Bắc Kinh, giáo sư Trương Hồ Đức đánh giá: "Rong biển đích thực là một loại thực phẩm có giá trị dinh dưỡng rất cao".
Rong biển từ lâu đã nổi tiếng nhờ hàm lượng dinh dưỡng và công dụng phòng bệnh. (Ảnh: nguồn Internet).
Nhờ sinh trưởng trong môi trường nước mặn, rong biển được ví như món quà hấp thu tinh hoa của đại dương nhờ hàm lượng iot vượt trội.
Chưa dừng lại ở đó, loại thực phẩm này còn rất giàu protein thô và đường. Đặc biệt, hàm lượng canxi trong rong biển còn cao hơn nhiều so với rau chân vịt và cải dầu.
Giáo sư Trương Hồ Đức cũng chỉ rõ, chất sodium alginate trong tảo bẹ có tác dụng hạ huyết áp, ngừa xơ cứng động mạch, giảm cholesterol, đồng thời còn phòng chống bệnh bạch cầu cùng các chứng đau xương cốt.
"Dùng rong biển làm salad hoặc nấu canh đều là những phương pháp chế biến hợp lý. Tuy nhiên, người có dạ dày không tốt và phụ nữ mang thai nên hạn chế ăn loại thực phẩm này" – giáo sư Trương chia sẻ.
2. Nấm hương: Phòng ung thư
Nấm hương là một trong những loại "rau trường thọ" nổi tiếng và phổ biến tại nước ta. (Ảnh: nguồn Internet).
Trung Quốc là một trong những nơi đầu tiên trên thế giới sử dụng nấm hương làm dược liệu và nấu ăn. Món ăn này cũng được cổ nhân Trung Hoa cả tụng là "vua của các loại nấm".
Tương truyền rằng, Hoàng đế khai quốc của Minh triều là Chu Nguyên Chương thường xuyên dùng nấm hương trong mỗi bữa ăn và coi loại nấm này là một trong những loại "rau trường thọ".
Giáo sư Trương Hồ Đức cho hay, nấm hương là loại thực phẩm "ích khí, ích dạ dày, trợ thực", đặc biệt tốt cho hệ tiêu hóa. Hơn nữa, loại nấm trên còn có mặt trong các bài thuốc dân gian chủ trị chứng bệnh đau đầu, chóng mặt, choáng váng.
Những nghiên cứu hiện đại cũng đã chứng minh, nấm hương có khả năng điều chỉnh hệ miễn dịch và phòng chống ung thư hữu hiệu.
3. Dương xỉ: Trị chứng viêm
Tại Việt Nam, dương xỉ còn được biết tới với cái tên "rau dớn". (Ảnh: nguồn Internet).
Dương xỉ là một loại rau rừng phổ biến nơi sơn dã. Nói về công dụng của loại rau này, giáo sư Trương cho biết: "Mấy năm trước, tôi bắt đầu ăn nhiều dương xỉ. Loại rau này đặc biệt giàu protein, chất béo, carbonhydrate, khoáng chất và vitamin, giá trị dinh dưỡng rất cao".
Một số loại vi khuẩn có lợi trong dương xỉ còn có tác dụng thanh nhiệt giải độc, sát trùng, chống viêm. Vì vậy, loại rau này rất tốt đối với những người bị các bệnh mẩn ngứa, vết thương lở loét...
"Khi ăn dương xỉ, nên dùng nước sôi chần qua một chút để bớt đi vị chát. Loại rau này có tính lạnh, người bị tỳ vị hư hàn không nên ăn nhiều" – Giáo sư Trương Hồ Đức chia sẻ.
4. Rau sam: "Thuốc" sát trùng
Theo Trung y, rau sam được đặt nhiều mỹ danh như "loại rau ngũ hành", "rau trường thọ"...
Rau sam có khả năng duy trì lượng đường trong máu ở mức ổn định, hạ huyết áp và bảo vệ hệ tim mạch.
Rau sam vừa có thể ăn sống, vừa có thể chế biến chín. Những thư tịch cổ đại từ xa xưa đã ghi lại nhiều tác dụng của loại rau này.
Giáo sư Trương đánh giá: "Bên cạnh hàm lượng protein, chất béo, carbonhydrate, chất xơ thô...rất phong phú, rau sam còn có khả năng bảo vệ cơ thể khỏi nhiều loại bệnh".
Nhờ hàm lượng kali cao cùng acid citric, acid malic... rau sam có khả năng duy trì lượng đường trong máu ở mức ổn định, hạ huyết áp và bảo vệ hệ tim mạch.
Bên cạnh đó, loại rau này cũng là một trong những loại thuốc kháng sinh tự nhiên nhờ công dụng sát trùng, được sử dụng để trị mẩn ngứa ngoài da, viêm nhiễm đường tiết niệu, các chứng lỵ, giun sán đường ruột...

Phải tuyệt đối kiêng kỵ làm gì trong ngày mùng 1 Tết?
Có những điều kiêng kị và điều nên làm trong ngày mùng 1 tết đã trở thành phong tục lâu đời của người Việt Nam để mang lại may mắn và tránh điều xui xẻo trong một năm mới.

Hướng dẫn cách bày mâm cúng giao thừa
Tết đang đến gần, không khí xuân ấm áp lan tỏa khắp nơi. Đây cũng là thời điểm nhà nhà chuẩn bị sửa sang, mua sắm những vật dụng cần thiết để chờ đón giao thừa.

Chuẩn bị mâm cơm cúng tất niên như thế nào?
Mâm cơm cúng tất niên không cần quá cầu kỳ, chủ yếu thể hiện được tấm lòng của người cúng để tri ân đất, trời, thần linh đã phù hộ gia đình trong năm qua.

Cách bảo quản thực phẩm Tết được dài ngày
Việc bảo quản thực phẩm thông minh trong những ngày Tết sẽ giúp gia đình bạn có một bữa ăn ngon miệng, đảm bảo sức khỏe.

10 mẹo hay để luộc bánh chưng xanh tự nhiên đón Tết
Những mẹo sau đây là những công đoạn và bí quyết để giúp bạn có được nồi bánh chưng ngon đón tết.

Nghi lễ cúng ông Công ông Táo
Cúng ông công ông táo là một nghi lễ truyền thống của người Việt Nam thường được tiến hành trước 12h ngày 23/12. Tại sao lại như vậy và lễ cúng ông công ông táo cần chuẩn bị những gì?
