44 người chết vì trận lụt tại Serbia và Bosnia-Herzegovina
Hàng chục nghìn người ở Serbia và Bosnia-Herzegovina đã phải rời bỏ nhà cửa sau đợt mưa kỷ lục, biến con sông Sava trở thành một dòng nước xiết, gây ra trận lụt tồi tệ nhất tại đây trong hơn một thế kỷ qua.
>>> Hàng nghìn dân Đức, Hungary sơ tán vì lũ cao kỷ lục
Giới chức địa phương ngày 18/5 cho biết, ít nhất 44 người đã thiệt mạng, nhiều thị trấn vẫn bị cô lập do nước lũ. Nước lũ đã gây ra hơn 3.000 vụ lở đất ở khu vực Balkan, tàn phá nhiều thị trấn và các ngôi làng.
Tại Bosnia-Herzegovina, mưa lớn suốt 3 ngày với lượng mưa bằng cả 3 tháng, gây ra ít nhất 2.100 vụ lở đất. Hàng nghìn bom mìn còn sót lại trong cuộc chiến tranh 1992-1995 ở nước này đang có nguy cơ bị xới lên, thậm chí có thể theo dòng nước lũ trôi tới nhiều khu vực ở Nam Âu.
Khoảng 10.000 người đã được sơ tán khỏi những khu vực bị ảnh hưởng nghiêm trọng nhất tại miền Bắc, tuy nhiên, ở nhiều nơi khác, trong đó có thị trấn Samac, hàng trăm người mắc kẹt vẫn đang chờ được giải cứu.
Sơ tán người dân tại khu vực ngập lụt ở thị trấn Obrenovac, cách thủ đô Belgrad khoảng 40km về phía Tây ngày 16/5. (Nguồn: THX/TTXVN)
Có tới 20 trong số 27 người thiệt mạng tại Bosnia-Herzegovina là ở thành phố Doboj trong khi phía bên kia sông Sava, ở Cộng hòa Serbia, chỉ riêng tại thành phố Obrenovac, cách thủ đô Belgrade của Serbia 30km về phía Bắc, đã phát hiện 12 người tử vong, nâng số người thiệt mạng ở Serbia lên 16 người. Hơn 20.000 người Serbia đã phải sơ tán.
Tại thủ đô Belgrade, hàng chục trường học và trung tâm thể thao trở thành nơi trú ẩn cho những người phải rời bỏ nhà cửa do mưa lũ.
Con sông Mlava, một trong những nhánh phía Nam của sông Danube đã vỡ bờ, gây cảnh báo lũ lụt cấp độ 2, đe dọa tràn vào khu mỏ Drmno và nhà máy điện Kostolac B, cách Belgrade 90km về phía Đông, có thể ảnh hưởng nghiêm trọng tới sản xuất điện của nhà máy vốn cung cấp điện cho 1/3 dân số nước này.
Thủ tướng Serbia Aleksandar Vucic cho biết tình trạng khẩn cấp được ban bố ngày 15/5 sẽ không thể kết thúc sớm khi tình hình nước lũ tại con sông Sava vẫn hết sức nghiêm trọng. Ông Vucic cũng lo ngại số người tử vong có khả năng còn tăng nữa.
Croatia cũng xác nhận một trường hợp tử vong, khi phần lớn miền Đông nước này chìm trong nước lũ.
Hoạt động cứu trợ nhân đạo, các thiết bị kỹ thuật cùng các đội cứu hộ từ Nga, Liên minh châu Âu (EU), Mỹ và nước láng giềng Montenegro, Macedonia đã được triển khai để hỗ trợ các nước chịu ảnh hưởng nặng nề của lũ lụt kể trên.

Bão tuyết là gì? Bão tuyết được hình thành như thế nào?
Bão tuyết là một hiện tượng đặc trưng bởi sức gió mạnh ít nhất là 56km/h và kéo dài trong một thời gian dài - thường là ba giờ hoặc hơn.

Vì sao trước khi mưa, mây thường có màu đen?
Lúc trời bắt đầu mưa, một trong những dấu hiệu nhận biết là khi nhìn lên trời, chúng ta sẽ mây có màu đen xám xịt.

Tại sao mây có nhiều màu sắc?
Mây trên trời đa phần đều là màu trắng pha một chút xám, nhưng đôi khi cũng có những đám mây đủ màu như đen, hồng, tím, vàng, đỏ,... Màu sắc mây có được đều do mây phản chiếu lại ánh sáng mặt trời; đồng thời cũng có mối quan hệ chặt chẽ giữa thời gian hình thành, phạm vi phân bố, kích thước và thể thích của mây.

18 điều thú vị về Nam cực và Bắc cực
Là hai vùng Cực của Trái đất, nơi có khí hậu luôn lạnh giá, nhưng Nam Cực và Bắc Cực chứa đựng nhiều điều khác biệt.

Tại sao lại có mưa đá, cách phòng tránh mưa đá
Tại sao lại có mưa đá và có cách nào dự đoán cũng như phòng tránh mưa đá không? Bài viết dưới đây sẽ giải đáp thắc mắc trên cho bạn.

Bão là gì? Bão hình thành như thế nào và vì sao có bão?
Bão hình thành như thế nào? Vì sao lại có bão? Bài viết dưới đây sẽ giải đáp cho bạn biết đó.
