5 ngọn núi phun lửa lâu nhất hành tinh
Núi lửa Merapi gây vô số tổn thất cho người dân Indonesia dù cơn thịnh nộ của nó mới kéo dài gần hai tuần, song một số núi lửa khác trên thế giới đã phun trào liên tục trong hàng trăm năm.
Trang ouramazingplanet.com liệt kê 5 núi lửa hoạt động bền bỉ nhất trên trái đất.
Sangay tại Ecuador

Ảnh: galapagoslastminute.org.
Núi Sangay tại Ecuador đã phun trào một mạch 94 năm. Ngọn núi này, có dốc đứng với chiều cao hơn 5.000 m, hiếm khi có tuyết phủ như nhiều núi lửa khác vì nó hoạt động liên tục. Các tài liệu ghi nhận Sangay phun lần đầu vào năm 1628. Trong giai đoạn 1728 - 1916 nó đã tỉnh giấc nhiều lần. Từ năm 1934 đến nay Sangay hoạt động không ngừng nghỉ.
Santa Maria, Guatemala

Ảnh: .tboeckel.de.
101 năm là thời gian mà Santa Maria đã phun trào liên tục tới nay. Nằm giữa vùng đồng bằng ven Thái Bình Dương của Guatemala và cao hơn 3.700 m, nó là một phần của dãy núi lửa Sierra Madre. Santa Maria thuộc loại núi lửa chứa nham thạch lẫn tro bụi. Năm 1902, vụ phun trào của nó gây nên thiệt hại nghiêm trọng tại vùng tây nam Guatemala và tạo thêm một miệng núi lửa ở sườn núi. Đây là một trong những lần hoạt động dữ đội nhất của Santa Maria trong thế kỷ 20.
Stromboli, Italy

Ảnh: decadevolcano.net.
Ngọn núi lửa ngầm khổng lồ dưới biển thuộc miền nam Italia và ở phía bắc đảo Sicily được gọi là Stromboli. Phần nổi trên mặt biển của nó là một hòn đảo cùng tên. Hòn đảo hình thành nhờ hoạt động phun nham thạch của núil lửa. Stromboli đã hoạt động trong suốt 108 năm. Người ta gọi nó là “ngọn hải đăng của Địa Trung Hải".
Kiểu hoạt động của Stromboli rất độc đáo vì nó chứa các lớp tro bụi cứng, dung nham và đá. Các vụ phun trào từ miệng núi lửa thường dẫn đến những vụ nổ nhỏ chỉ kéo dài trong vài giây, tạo ra tro bụi, các mảnh nham thạch nóng rực và làm đá văng lên cao hàng trăm mét. những núi lửa có kiểu hoạt động tương tự được gọi là “Strombolian”.
Dung nham hiếm khi trào ra từ miệng núi lửa Stromboli. Năm 2002 nó phun dung nham lần đầu tiên sau 17 năm. Hiện tượng đó gây ra một trận sóng thần nhỏ và tàn phá ngôi làng Stromboli ở phía bắc đảo.
Etna, Italy

Ảnh: webatlantis.org.
Thời gian phun trào liên tục của Etna dài hơn Stromboli đúng một năm. Núi lửa này nằm trên đảo Sicily của Italy và cao khoảng 3.340 m. Người Hy Lạp cổ đại tin rằng Etna là nhà của thần lửa Vulca, khi núi phun trào thì đó là lúc thần Vulca đang rèn binh khí cho thần chiến tranh Mars. Đây là ngọn núi lửa đang hoạt động cao nhất ở Italy và lớn nhất châu Âu.
Kể từ năm 1500 trước công nguyên, núi Etna đã phun trào khoảng 200 lần với dòng dung nham lan ra vài km tới thị trấn Nicolosi gần đó. Đợt phun trào dữ dội nhất diễn ra vào tháng 3/1669. Dung nham nóng chảy liên tục trào ra trong nhiều ngày liền và đến cuối tháng 4 mới kết thúc. Trong lần hoạt động gần đây nhất, vào tháng 8 năm nay, Etna đã phun ra tro bụi.
Yasur, Vanautu

Ảnh: volcanodiscovery.com.
Nằm trên đảo Tanna thuộc đảo quốc Vanautu trên Thái Bình Dương, Yasur là một trong những ngọn núi thuộc vành đai lửa Thái Bình Dương. Được hình thành do sự chèn ép của mảng kiến tạo Thái Bình Dương đối với mảng kiến tạo Ấn Độ - Australia, Yasur chứa cả nham thạch lẫn bụi. Nó gần như liên tục hoạt động trong vòng 111 năm. Thông thường trong một tiếng nó phun trào vài lần, song cường độ tương đối yếu.

Tại sao nhiệt độ cao khiến máy bay khó cất cánh?
Nhiệt độ gia tăng trên Trái đất đang khiến máy bay khó cất cánh hơn ở một số sân bay, đặt ra thách thức khác cho ngành hàng không dân dụng.

Tác dụng của hiện tượng núi lửa phun trào
Một bản nghiên cứu mới đây đã chỉ ra rằng, núi lửa phun trào có thể giúp giảm bớt ảnh hưởng của hiện tượng Trái đất nóng lên.

Động đất là gì? Động đất được hình thành như thế nào?
Động đất là hiện tượng rung động đột ngột của vỏ Trái đất, mạnh hay yếu tuỳ từng trận (xác định bằng độ Richter).

Những nơi nóng nhất và lạnh nhất trên Trái Đất
Trạm Vostok, đảo Ellesmere, làng Oymyakon, thành phố Bangkok, thung lũng tử thần... là những địa dang nổi tiếng có nhiệt độ thấp và cao kỷ lục.

Thảm họa núi lửa khủng khiếp nhất lịch sử nhân loại
Với sức công phá khoảng 800 triệu tấn TNT, vụ núi lửa Tambora phun trào ngày 10/4/1815 tại Sumbawa, Indonesia là vụ nổ gây chấn động lớn nhất trong lịch sử nhân loại.

Những điều bạn chưa biết về hiện tượng mặt trời giả
Hiện tượng Mặt Trời giả hay Mặt Trời ma, có tên khoa học là parhelion (số nhiều là parhelia). Đây là một hiện tượng khí quyển, là các đốm sáng, thường thấy trên các cạnh của Quầng bên cạnh Mặt Trời.
