5 nhà khoa học nữ đoạt giải L'Oréal-UNESCO 2011
Ngày 9/11, Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO) đã công bố danh sách năm nhà khoa học nữ xuất sắc nhất thế giới giành giải thưởng L'Oréal-UNESCO năm 2011.
Lễ trao giải thưởng L'Oréal-UNESCO năm 2011.
Đây cũng là năm thứ 13 UNESCO và Quỹ L'Oréal trao giải thưởng này cho các nhà khoa học nữ.
Giáo sư Ahmed Zewail, chủ nhân giải Nobel Hóa học năm 1999, Chủ tịch ban giám khảo giải L’Oréal-UNESCO cho biết, năm nhà khoa học nữ giành giải thưởng trong năm 2011 được lựa chọn trong hơn 1.000 ứng cử viên đến từ năm châu lục trên toàn cầu.
Năm 2011 trùng với kỷ niệm 100 năm ngày sinh nhà hóa học nữ Marie Curie, nên giải L'Oréal-UNESCO năm 2011 đặt trọng tâm vào các nhà hóa học nữ.
Các thành tựu nghiên cứu xuất sắc mang tính tiên phong của họ đã góp phần tìm ra các giải pháp cho các thách thức lớn của hành tinh.
Nhà khoa học nữ khu vực châu Phi và Arập đoạt giải L'Oréal-UNESCO năm 2011 là giáo sư hóa học Faiza Al-Kharafi thuộc trường Đại học Kuwait với nghiên cứu về sự ăn mòn - một vấn đề có tầm quan trọng trong xử lý nước và công nghiệp dầu khí. Hiện bà đang giữ chức Phó Chủ tịch Viện Hàn lâm khoa học thế giới đang phát triển.
Nhà khoa học nữ khu vực châu Á-Thái Bình Dương đoạt giải L’Oréal-UNESCO năm 2011 là giáo sư hóa và năng lượng, bà Vivian Wing-Wah Yam của trường Đại học Hongkong, Trung Quốc, với nghiên cứu về vật liệu phát sáng và phương thức mới sáng tạo tận thu năng lượng Mặt Trời.
Nhà khoa học nữ khu vực châu Âu đoạt giải năm 2011 là giáo sư vật lý nguyên tử Anne L’Huillier, thuộc trường Đại học Lund, Thụy Điển, với nghiên cứu về phát triển máy ảnh chụp cực nhanh, với tốc độ chụp 1 phần tỷ/1 phần tỷ giây.
Nhà khoa học nữ Silvia Torres-Peimbert, giáo sư danh dự Viện Thiên văn, trường Đại học Mexico đã đại diện cho khu vực Mỹ Latinh đoạt giải, với nghiên cứu về thành phần hoá học của các tinh vân trên vũ trụ, góp phần tăng cường hiểu biết về nguồn gốc của vũ trụ.
Bà Jillian Banfield, giáo sư về khoa học Trái Đất và các hành tinh thuộc trường Đại học California, Mỹ, đại diện khu vực Bắc Mỹ đã đoạt giải với nghiên cứu về phản ứng của vi sinh vật và vật liệu trong các điều kiện cực đoan của môi trường và Trái Đất.
Giải thưởng L'Oréal-UNESCO nhằm tôn vinh những đóng góp xuất sắc của các nhà khoa học nữ trong nghiên cứu khoa học, các cam kết mạnh mẽ của họ với khoa học cũng như tác động sâu rộng của họ đối với xã hội.
Giải L'Oréal-UNESCO năm 2011 sẽ được trao trong buổi lễ tại trụ sở UNESCO ở thủ đô Paris, Pháp vào ngày 3/3/2011, mỗi giải trị giá 100.000 USD.
Trong suốt 13 năm, giải L'Oréal-UNESCO đã tôn vinh 67 nhà khoa học nữ xuất sắc của thế giới trong đó có hai nhà khoa học đoạt giải Nobel cùng 864 suất học bổng được trao cho các nhà khoa học nữ trẻ ở 93 nước.
Giải này đã trở thành giải thưởng khoa học quốc tế có uy tín ghi nhận tài năng khoa học của các nhà khoa học nữ hàng năm.

Người cao nhất và người thấp nhất thế giới gặp nhau
Người đàn ông cao nhất thế giới và thấp nhất thế giới vừa có cơ hội gặp mặt nhau lần đầu tiên hôm 13/11 nhân dịp kỷ niệm ngày Kỷ lục Thế giới Guinness lần thứ 10 hàng năm tại London, Anh.

50 phát minh làm thay đổi thế giới
Bàn tính – 190 sau CN. Việc sử dụng bàn tính được ghi vào sử sách Trung Quốc (TQ) lần đầu tiên vào năm 190 sau CN. Công cụ của người TQ được coi là phương pháp tính nhanh nhất trong nhiều thế kỷ, và dưới bàn tay sử dụng thành thạ

Những ngôi nhà kỳ lạ nhất thế giới
Kiến trúc vốn là một nghệ thuật, không phải là một công việc cơ khí giản đơn. Nếu thiết kế lãng mạn, sáng tạo sẽ hình thành những toà nhà độc đáo.

Làm thế nào máy bay có thể bay trên bầu trời?
Không phải động cơ, mà là luồng khí trên cánh máy bay, vành thân và bánh đỗ là thủ phạm chính khiến máy bay trở nên ồn ào như vậy. Chúng tạo ra âm thanh u u rền rĩ k&

Hé lộ một phần cuốn sách bí ẩn nhất thế giới
Cuốn sách chứa thứ ngôn ngữ mà không ai trên hành tinh có thể đọc đã ra đời từ đầu thế kỷ 15, các nhà khoa học Mỹ tuyên bố.

Những sự thật thú vị về con tàu Titanic
Các nhà thám hiểm đáy biển vừa công bố nguyên nhân khiến con tàu huyền thoại Titanic chìm xuống nước một cách nhanh chóng.
