5 thí nghiệm độc đáo trong thời tiết lạnh
Nhiệt độ lạnh dưới mức âm có thể trở thành điều kiện lý tưởng để thực hiện những thí nghiệm khoa học độc đáo nhưng cũng rất nguy hiểm.
1. Bong bóng đông lạnh
Trong khi thời tiết nóng bức của mùa hè khiến bong bóng nhanh chóng tan đi khi tiếp xúc với không khí, thì điều này lại hoàn toàn ngược lại trong điều kiện không khí lạnh. Khi nhiệt độ xuống thấp khoảng từ -9 đến -11 độ C, bong bóng sẽ bị đóng băng và có hình dạng như những quả cầu thủy tinh nhỏ. Khi rơi xuống đất, một số quả bong bóng đóng băng có thể nứt vỡ giống như những quả trứng. (Ảnh: Washington Post)
2. Làm kẹo siro thần tốc
Để làm những cây kẹo siro khi thời tiết xuống dưới -50 độ C như ở Mỹ trong đợt lạnh kỷ lục này, nhiều người đun nóng bơ và siro sau đó đổ lên khuôn gỗ đổ đầy tuyết. Hỗn hợp sẽ nhanh chóng đông cứng lại, được lấy ra khỏi khuôn và trở thành món kem độc đáo. (Ảnh: Shutter Stock)
3. Làm bóng bay giãn nở
Thí nghiệm đơn giản này được thực hiện bằng cách thổi phồng các quả bóng, buộc túm lại và đưa ra bên ngoài trời lạnh. Khi tiếp xúc với không khí lạnh, những quả bong bóng sẽ xì hơi và xẹp đi. Tuy nhiên, khi đưa trở lại vào trong nhà, nhiệt độ ấm làm những quả bóng này tự phồng trở lại. (Ảnh: picstopin.com)
4. Biến nước sôi thành tuyết
Trong điều kiện thời tiết dưới 0 độ ở Mỹ, nhiều người đã thử biến nước sôi thành tuyết. Theo các nhà nghiên cứu, không khí lạnh giữ hơi nước ít hơn so với không khí nóng, trong khi nước sôi lại bốc nhiều hơi nước. Khi hắt nước sôi vào không khí lạnh, không khí sẽ giữ hơi nước nhiều hơn so với bình thường, do đó, hơi nước sẽ bám vào các hạt nhỏ trong không khí và kết tinh thành tuyết. Thí nghiệm này có thể được thực hiện ở những nơi có nhiệt độ dưới -34 độ C hoặc thấp hơn. Tuy nhiên, nhiều người bị bỏng và bị thương khi thực hiện thí nghiệm này. (Ảnh: smh.com.au)
5. Lưỡi dính vào bề mặt kim loại
Khi tiếp xúc với các đồ vật bằng kim loại trong điều kiện nhiệt độ không khí lạnh, phần lưỡi tiếp xúc sẽ dính chặt vào bề mặt kim loại và đóng băng. Do lưỡi có nhiệt độ ấm nên khi tiếp xúc với nhiệt độ lạnh, cơ thể người sẽ dồn toàn bộ nhiệt lên đầu lưỡi để bù nhiệt. Tính dẫn nhiệt cao của kim loại sẽ lấy đi một lượng nhiệt lớn với tốc độ nhanh hơn so với khả năng bù nhiệt của cơ thể. New York Daily News đưa tin, lưỡi của một em bé 12 tuổi ở bang New Hamshire đã bị đóng băng khi thử trò này. Phần lưỡi của cô bé bị sưng, phồng rộp và cần đến 6 tháng để bình phục. (Ảnh: Luskfamilydentistry.info)

Khu rừng dưới nước tuyệt đẹp ở Kazakhstan
Hồ nước Kaindy dài 400m ở Kazakhstan có một vẻ đẹp rất đặc biệt với một khu rừng kỳ lạ mọc dưới đáy hồ.

Vì sao nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa?
Khí hậu nước ta rất độc đáo: khí hậu nóng nhưng không khô hạn như Tây Nam Á, Bắc Phi. Nóng ẩm nhưng không nóng ẩm quanh năm như các quần đảo ở Đông Nam Á.

Sự thật về những chiếc cốc giấy dùng 1 lần
Các loại cốc giấy dùng 1 lần đang được rất nhiều người ưa dùng vì tính tiện dụng và nhanh gọn. Song sự thật về chúng không phải ai cũng biết.

6 hiện tượng thiên nhiên tuyệt đẹp chỉ có vào mùa đông
Sấm tuyết, hoa sương đá, sương băng cứng... là những hiện tượng thiên nhiên kỳ thú đến không ngờ.

Ngày xưa ông cha ta tránh bão như thế nào?
Do không có phương tiện dự báo thời tiết nên cha ông ta nhận biết dấu hiệu của bão bằng cách quan sát tự nhiên.

Lý giải hiện tượng cầu vồng trắng
Cầu vồng trắng được tạo ra khi ánh sáng Mặt Trời chiếu vào những giọt nước nhỏ trong lớp sương mù ở góc độ phù hợp.
