50 năm bức ảnh thay đổi cái nhìn của nhân loại
Ngày 7/12 đánh dấu 50 năm thời điểm các phi hành gia NASA chụp bức ảnh “Blue Marble”, từ đó thay đổi mãi mãi cách loài người nhìn nhận mái nhà chung của nhân loại.
Bức ảnh mang tính biểu tượng được chụp ngày 7/12/1972 bởi phi hành gia Eugene Cernan, Ronald Evans và Harrison Schmitt bằng máy ảnh Hasselblad và ống kính Zeiss. Khi đó, các phi hành gia cách Trái đất khoảng 45.000km và đang thực hiện nhiệm vụ Apollo 17, theo CNN.
Bức ảnh Blue Marble về Trái đất. (Ảnh: NASA).
Hình ảnh chi tiết của Trái đất nổi bật trên khoảng không gian sâu thẳm. Đây cũng là tấm ảnh đầu tiên và có độ phân giải cao nhất chụp được toàn bộ Trái đất.
Người xem có thể nhìn thấy Ấn Độ Dương, Đại Tây Dương, Nam Cực và những đám mây xoáy trên lục địa châu Phi.
Nhiều phi hành gia chia sẻ rằng góc nhìn từ không gian đã khiến họ thay đổi nhận thức với mong muốn bảo vệ Trái đất và bầu khí quyển mỏng manh. Sự thay đổi nhận thức này được gọi với tên “hiệu ứng toàn cảnh”.
Ban đầu, chụp ảnh không phải là nhiệm vụ của các phi hành gia. Nhưng kể từ chương trình Gemini vào những năm 1960, NASA đã đảm bảo tất cả các phi hành gia được đào tạo về nhiếp ảnh để chụp những hình ảnh có thể truyền đạt trải nghiệm và sự hùng vĩ từ các chuyến bay vào vũ trụ.
Bức ảnh “Blue Marble” ban đầu không nhận được nhiều sự quan tâm do vấp phải sự cạnh tranh gay gắt từ những tin tức khác. Dù vậy, bức ảnh dần đóng vai trò quan trọng trong các phong trào bảo vệ môi trường.
Bức ảnh cũng đánh dấu sự kết thúc của chương trình thám hiểm Mặt trăng Apollo. Trong quá trình huấn luyện trước chuyến bay, các phi hành gia cho biết sự kết thúc của sứ mệnh khiến họ cảm thấy không vui.
“Mọi người làm việc trong chương trình đều nhận thức rõ rằng đây là nhiệm vụ cuối cùng. Điều đó thực sự ảnh hưởng đến trải nghiệm”, Teasel Muir-Harmony, người phụ trách Apollo tại Bảo tàng Hàng không & Vũ trụ Quốc gia, cho biết.
Những bức ảnh đầu tiên con người chụp Trái đất trong các sứ mệnh Apollo được sử dụng nhiều nhất mọi thời đại. Sau 50 năm, sức mạnh và ảnh hưởng của những bức ảnh đó vẫn tồn tại.
Khoảng 4 năm trước khi “Blue Marble” xuất hiện, các phi hành gia Apollo 8 cũng chụp Trái đất từ Mặt Trăng với bức ảnh “Earthrise” nổi tiếng.

Tại sao nước đá là thể rắn nhưng lại nổi?
Chúng ta thường biết có 3 trạng thái của vật chất gồm rắn, lỏng và khí, các nguyên tử trong chất rắn dày đặc hơn chất lỏng và các nguyên tử trong chất lỏng lại dày đặc hơn chất khí.

Tại sao buổi sáng người nhẹ cân hơn buổi tối?
Bạn đã bao giờ nhảy lên bàn cân ngay sau khi thức dậy vào buổi sáng và nhận thấy mình nhẹ hơn đêm ngay trước đó?

Than đá được hình thành như thế nào?
Than đá là một loại đá trầm tích có màu nâu-đen hoặc đen có thể đốt cháy và thường xuất hiện trong các tầng đá gồm nhiều lớp hoặc lớp khoáng chất hay còn gọi là mạch mỏ.

Nguồn gốc và ý nghĩa Tết Đoan ngọ ở Việt Nam
Tết Đoan Ngọ là một trong những ngày lễ Tết truyền thống ở Việt Nam. Tết Đoan Ngọ được tổ chức vào ngày mùng 5/5 âm lịch. Vậy năm 2021 Tết Đoan Ngọ rơi vào ngày nào?

Nguồn gốc và ý nghĩa của hoa Tiên Ông (Dạ Lan Hương)
Hoa tiên ông hay còn gọi là hoa dạ lan hương, là một loài hoa có hương thơm dễ chịu, được nhiều người dân Hà Nội ưa chuộng vào các dịp lễ Tết.

Lý giải hiện tượng lá cây đổi màu vào mùa thu
Nhớ lại từ những kiến thức sinh học ở trường phổ thông, chúng ta đều biết rằng, màu xanh của lá cây có được là do chất diệp lục tạo nên. Khi tiết trời chuyển sang thu, lá bắt đầu chuyển sang màu vàng hoặc đỏ.
