60 tỷ bq phóng xạ rò rỉ vào Thái Bình Dương mỗi ngày

Đài KBS (Hàn Quốc) ngày 19/9 cho biết, lượng chất phóng xạ có nồng độ lên tới 60 tỷ bq (Becquerel - đơn vị cường độ phóng xạ của vật khi vật đó có 1 lần phân rã trong 1 giây) đang bị thải ra hàng ngày vào Thái Bình Dương từ nhà máy điện hạt nhân Fukushima của Nhật Bản.

Cùng ngày, truyền thông Nhật Bản cũng trích dẫn phát biểu của chuyên viên Cục Khí tượng và Thủy văn Nhật Bản Michio Aoyama tại hội thảo khoa học của Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA) diễn ra tại Vienna (Áo) cho biết, hai loại chất phóng xạ cesium-137 và strontium-90 đang bị rò rỉ vào Thái Bình Dương với khối lượng lên tới 60 tỷ bq mỗi ngày.


Phóng xạ bị rò rỉ ở nhà máy Fukushima số 1. (Nguồn: AFP)

Phát biểu này hoàn toàn trái ngược với tuyên bố của Thủ tướng Shinzo Abe gần đây rằng Chính phủ Nhật Bản đang kiểm soát vấn đề rò rỉ nước phóng xạ để không có bất cứ sự cố an toàn nào.

Trước đó ngày 14/9, một nhân viên Công ty điện lực Tokyo (TEPCO), đơn vị chủ quản nhà máy điện hạt nhân Fukushima, thừa nhận tình trạng rò rỉ phóng xạ đã vượt khả năng kiểm soát.

Nhân viên này cho biết thêm nước nhiễm xạ nồng độ cao rò rỉ từ các bể chứa đã ngấm ra biển qua các cống thoát nước và hàng ngày vẫn tiếp tục phát hiện nước phóng xạ rò rỉ ra Thái Bình Dương.

Gần đây nhất vào tháng 8 vừa qua, TEPCO xác nhận 300 tấn nước nhiễm xạ đã rò rỉ khỏi một số thùng chứa, đồng thời chỉ số phóng xạ cao nhất được phát hiện ngày 31/8 ở Fukushima lên tới 1.800 millisievert (mSv) một giờ, một liều lượng có thể gây chết người nếu bị phơi nhiễm trong 4 giờ đồng hồ.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Bão tuyết là gì? Bão tuyết được hình thành như thế nào?

Bão tuyết là gì? Bão tuyết được hình thành như thế nào?

Bão tuyết là một hiện tượng đặc trưng bởi sức gió mạnh ít nhất là 56km/h và kéo dài trong một thời gian dài - thường là ba giờ hoặc hơn.

Đăng ngày: 29/03/2025
Vì sao trước khi mưa, mây thường có màu đen?

Vì sao trước khi mưa, mây thường có màu đen?

Lúc trời bắt đầu mưa, một trong những dấu hiệu nhận biết là khi nhìn lên trời, chúng ta sẽ mây có màu đen xám xịt.

Đăng ngày: 26/03/2025
Tại sao mây có nhiều màu sắc?

Tại sao mây có nhiều màu sắc?

Mây trên trời đa phần đều là màu trắng pha một chút xám, nhưng đôi khi cũng có những đám mây đủ màu như đen, hồng, tím, vàng, đỏ,... Màu sắc mây có được đều do mây phản chiếu lại ánh sáng mặt trời; đồng thời cũng có mối quan hệ chặt chẽ giữa thời gian hình thành, phạm vi phân bố, kích thước và thể thích của mây.

Đăng ngày: 24/03/2025
18 điều thú vị về Nam cực và Bắc cực

18 điều thú vị về Nam cực và Bắc cực

Là hai vùng Cực của Trái đất, nơi có khí hậu luôn lạnh giá, nhưng Nam Cực và Bắc Cực chứa đựng nhiều điều khác biệt.

Đăng ngày: 23/03/2025
Tại sao lại có mưa đá, cách phòng tránh mưa đá

Tại sao lại có mưa đá, cách phòng tránh mưa đá

Tại sao lại có mưa đá và có cách nào dự đoán cũng như phòng tránh mưa đá không? Bài viết dưới đây sẽ giải đáp thắc mắc trên cho bạn.

Đăng ngày: 19/03/2025
Bão là gì? Bão hình thành như thế nào và vì sao có bão?

Bão là gì? Bão hình thành như thế nào và vì sao có bão?

Bão hình thành như thế nào? Vì sao lại có bão? Bài viết dưới đây sẽ giải đáp cho bạn biết đó.

Đăng ngày: 18/03/2025
Ô nhiễm ánh sáng là gì? Cách giảm thiểu ô nhiễm ánh sáng

Ô nhiễm ánh sáng là gì? Cách giảm thiểu ô nhiễm ánh sáng

Thực sự chưa bao giờ, người ta ý thức tới một mối nguy hiểm tiềm tàng khác đang "lớn dần", đó là sự ô nhiễm ánh sáng.

Đăng ngày: 16/03/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News