7.500 trận động đất tấn công thành phố New Zealand
Đã 10 tháng trôi qua kể từ trận động đất lớn đầu tiên tấn công thành phố lớn thứ hai của New Zealand. Cũng đã gần 5 tháng kể từ trận động đất có sức tàn phá lớn hơn khiến 181 người chết và làm tê liệt thành phố này.
Tuy nhiên, cũng chỉ mới vài giờ trôi qua kể từ khi một đợt dư chấn mới làm rung chuyển thành phố Christchurch đêm qua.
Các nhà địa chấn học cho biết, họ đã ghi lại được 7.500 trận động đất xảy ra ở Christchurch kể từ tháng 9 năm ngoái, trung bình hơn 20 dư chấn một ngày. Những chấn động khiến đất dưới hàng nghìn ngôi nhà trở nên không an toàn.
Christchurch là một thảm họa mà thế giới không thể quên. Khi trận động đất chết người làm sập nhà thờ lớn và san phẳng nhiều cao ốc tại thành phố 390.000 dân này, người dân khắp thế giới đã dồn sự chú ý về đây. Tuy nhiên, hai tuần sau đó, động đất và sóng thần làm hơn 200.000 người chết tại Nhật đã khiến sự quan tâm chuyển hướng.
Tại New Zealand, những gì đã diễn ra ở Christchurch vẫn đang dội lại. Tại đất nước 4 triệu dân, những tổn thất do động đất gây ra - ước tính hơn 12 tỷ USD, chiếm tới 8% sản lượng kinh tế hàng năm của New Zealand. Trong khi đó, cơn bão Katrina ở Mỹ thì chiếm chưa tới 1% GDP. Christchurch có khả năng vượt qua Nhật nếu tính tổn thất về người.
Không ai biết, điều tệ nhất đã đi qua hay chưa.
Tại Christchurch, trận động đất đầu tiên 7 độ hôm 4/9/2010 không gây phá hủy trên diện rộng vì tâm chấn nằm cách thành phố 50km về phía tây nhưng nó tạo ra ít nhất hai trận động đất mới trên các đường đứt gẫy khác nhau. Trận động đất chết người đầu tiên tấn công Christchurch hôm 22/2 với tâm chấn nằm ngay dưới một khu dân cư. Động đất 6 độ này đã san phẳng tòa nhà vốn còn đứng vững trong động đất trước.
Tiếp đó, ngày 13/6, động đất mới, 6 độ lại xảy ra. Dù không ai thiệt mạng nhưng nó là cú đòn tâm lý đối với những người đang cố gắng tái thiết thành phố này.

Bí ẩn thác nước chảy vào "Chiếc ấm của Quỷ dữ"
Thác nước đôi Devil’s Kettle, thuộc bang Minnesota, Hoa Kỳ, có một dòng chảy vào hồ Superior; tuy nhiên, điểm đến của dòng kia đến bây giờ vẫn còn là một ẩn số của thiên nhiên…

Khu rừng dưới nước tuyệt đẹp ở Kazakhstan
Hồ nước Kaindy dài 400m ở Kazakhstan có một vẻ đẹp rất đặc biệt với một khu rừng kỳ lạ mọc dưới đáy hồ.

Vì sao nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa?
Khí hậu nước ta rất độc đáo: khí hậu nóng nhưng không khô hạn như Tây Nam Á, Bắc Phi. Nóng ẩm nhưng không nóng ẩm quanh năm như các quần đảo ở Đông Nam Á.

Sự thật về những chiếc cốc giấy dùng 1 lần
Các loại cốc giấy dùng 1 lần đang được rất nhiều người ưa dùng vì tính tiện dụng và nhanh gọn. Song sự thật về chúng không phải ai cũng biết.

6 hiện tượng thiên nhiên tuyệt đẹp chỉ có vào mùa đông
Sấm tuyết, hoa sương đá, sương băng cứng... là những hiện tượng thiên nhiên kỳ thú đến không ngờ.

7 điều ít biết về cầu vồng
Hai người cùng quan sát không thể nhìn thấy sắc màu giống nhau từ cùng một chiếc cầu vồng hay có thể dùng kính phân cực để làm "cầu vồng" biến mất, là hai trong số nhiều điều thú vị về hiện tượng thiên nhiên đẹp mắt này.
