7 con quái vật lớn nhất mọi thời đại
Tất cả chúng ta đều biết đến kích cỡ của loài khủng long, nhưng bạn cảm thấy thế nào khi chứng kiến một con chuột to bằng con bò, hay con bọ cạp biển lớn hơn cả con người, con cóc to bằng quả bóng to để chơi trên biển, con cánh cụt lớn bằng một người trưởng thành có chiều cao vừa phải, hay thú có túi giống con lười nặng 1.000 pao, và một con cá mập dài tới trên 50 fit, nặng gấp 30 lần cá mập trắng khổng lồ ngày nay?
- 10 thủy quái nổi tiếng nhất mọi thời đại
- Những con vật lớn nhất hành tinh
Kinh ngạc với những con quái vật lớn nhất mọi thời đại
Những con quái vật đó thực sự đã từng tồn tại dù chúng không chung sống cùng nhau tại cùng một nơi hay cùng một thời điểm.
1. Hóa thạch rắn lớn nhất phát hiện tại mỏ than đá Colombia
(Ảnh minh họa quái vật Titanoboa cerejonensis do Jason Bourque thực hiện/Nature)
Theo bài viết trên Nation Geographic, loài rắn lớn nhất từng tồn tại là con quái vật giống loài trăn Nam Mỹ khổng lồ trườn bò trong những cánh rừng nhiệt đới ẩm ướt cách đây 60 triệu năm. Thức ăn của chúng chính là cá sấu cổ đại.
John Roach cho biết: “Hóa thạch phát hiện tại mỏ than đá Cerrejon đông bắc Colombia cho thấy loài bò sát này dài ít nhất 42 fit (13 m) và nặng tới 2.500 pao (1.135 kg)”.
Ảnh trên là hình ảnh so sánh giữa một đốt sống của con Titanoboa với kích cỡ cơ thể của một con trăn Python regius hiện đại. Trong ảnh dưới, đốt xương sống của trăn Nam Mỹ xanh trưởng thành chỉ như “chú lùn” so với đốt sống của con trăn Titanoboa cerrejonensis cổ đại (Ảnh trên: Jason Head; Ảnh dưới: Kenneth Krysko).
Con trăn có lẽ đã giết con mồi của nó bằng cách khiến cho nạn nhân nghẹt thở, nó cuốn quanh nạn nhân rồi vặn chặt giống như sát thủ trăn Nam Mỹ hiện đại. Chỉ có điều con quái vật cổ đại này lớn gấp đôi sát thủ hiện đại lớn nhất bây giờ.
Con người sẽ không có một cơ hội sống sót nào khi đối mặt với con trăn khổng lồ này, theo Hans-Dieter Sues – nhà cổ sinh vật học kiêm giám đốc nghiên cứu và sưu tập thuộc Bảo tàng lịch sử tự nhiên quốc gia thuộc Viện Smithsonian tại Washington, D.C. Ông nói: “Với một kích thước như thế, nó giống như một thiết bị dùng để nén bẹp những chiếc xe cũ tại bãi thải”.
2. Loài chuột to bằng kích cỡ một con bò tót
(Ảnh: Image courtesy Royal Society)
Trên hình là hộp sọ vĩ đại của một con chuột thời tiền sử nặng tới 1 tấn được cặt cạnh so sánh với loài chuột hiện đại ngày nay. Ảnh được công bố ngày 16 tháng 1, 2008.
National Geographic News viết rằng: “Dài tới 53 cm (21 inch) cái hộp sọ được phát hiện tại Uruguay dưới các lớp đất đã vùng San José bởi một thợ săn hóa thạch nghiệp dư. Phân tích hóa thạch kỳ quái này đã cho thấy nó thuộc về một loài có kích cỡ như bò tót, do đó nó được đặt tên là Josephoartigasia monesi”.
Các nhà nghiên cứu cho biết, loài “siêu chuột” này sống ở các rừng mưa thấp cách đây khoảng 2 đến 4 triệu năm, có lẽ nó đã dùng những cái răng sắc nhọn vĩ đại để chống trả lại những con mèo nanh cong hay những con chim ăn thịt không biết bay.
Loài mới phát hiện này được công bố trong một nghiên cứu do Andrés Rinderknecht thuộc Bảo tàng lịch sử tự nhiên quốc gia về Nhân loại học tại Montevideo, Uruquay. Danh hiệu loài gặm nhấm lớn nhất thế giới trước đây thuộc về một sinh vật chỉ còn lại hóa thạch có kích cỡ bằng con trâu phát hiện được ở Venezuela năm 2003.
3. Hóa thạch “cóc địa ngục khổng lồ” phát hiện tại Madagascar
(Ảnh minh họa: Luci Betti-Nash, Đại học Stony Brook)
Các nhà khoa học làm việc tại Madagascar đã phát hiện ra sinh vật có thể là loài cóc lớn nhất từng tồn tại trên trái đất.
Con Beelzebufo nóng tính hay còn gọi là “cóc ác quỷ” là một loài động vật khá đáng sợ có kích cỡ bằng quả bóng hay dùng để chơi trên biển. Nó cao 16 inch (14 cm) và nặng khoảng 10 pao (4,5 kg).
Nhà cổ sinh vật học David thuộc đại học Stony Brook tại New York cùng các cộng sự bắt tay vào việc khai quật từng phần nhỏ của con cóc 70 triệu năm tuổi này để làm mẫu vật từ cách đây hơn một thập kỷ. “Qua nhiều năm, câu đố gồm 75 miếng ghép đã kết hợp được với nhau nhờ bàn tay của chuyên gia về hóa thạch cóc ếch Susan Evans thuộc Đại học London”.
Evans, tác giả chính của bài viết cho biết giống như họ hàng hiện đại gần nhất của nó ngày nay – nhóm những con ếch miệng rộng ở Nam Mỹ có cái tên ceratophyrines – cóc ác quỷ có lẽ cũng rất hung hăng. “Những con ceratophyrines thực sự là những kẻ ăn thịt hiếu chiến thích mai phục. Chúng có cơ thể tròn với cái miệng lớn, chúng ngồi yên một chỗ và chộp tất cả những thứ gì đi qua”.
Bà thêm rằng: “Đôi khi chúng còn được gọi là ếch Pac-Man. Chúng lớn gấp đôi, gấp ba những con ceratophyrines lớn nhất bây giờ. Và Beelzebufo có lẽ còn mang nhiều đặc điểm hơn thế”.
Theo National Geographic News, nó có lớp bảo vệ cùng với bộ hàm chắc khỏe giúp nó bắt những con khủng long mới nở.
4. Chim cánh cụt khổng lồ một thời cai trị sa mạc Peru
(Ảnh minh họa: Kristin Lamm/courtesy PNAS)
Chim cánh cụt có kích cỡ bằng con người đã xuất hiện ở Nam Mỹ khoảng 35 triệu năm trước, chúng thậm chí không cần có băng để tồn tại.
Nghiên cứu do nhà cổ sinh vật học Julia Clarke cùng các cộng sự thuộc Đại học North Carolina đã phát hiện hai loài chim cánh cụt khổng lồ dựa trên hóa thạch khai quật được ở sa mạc Atacama tại Peru, đẩy lùi thời điểm chim cánh cụt di cư xuống vùng xích đạo thêm 30 triệu năm – một trong những giai đoạn ấm nhất trong suốt 65 triệu năm qua.
Hình minh họa phía trên cho thấy kích cỡ tương đối của hai loài chim cánh cụt khổng lồ vùng Peru mới được phát hiện.
“Con chim cánh cụt Icadyptes salasi đáng sợ cao 5 fit (1.5 m) – bên phải – sống cách đây 36 triệu năm trước, trong khi con Perudyptes devriesi – bên trái – sống cách đây khoảng 42 triệu năm. Hai loài vật đã tuyệt chủng này được dựng hình để so sánh với loài chim cánh cụt duy nhất đang sống tại Peru, loài Spheniscus humbolti - ở giữa”.
5. Bọ cạp biển khổng lồ lớn hơn cả con người
(Ảnh minh họa: Biology Letters)
Theo các nhà khoa học, móng vuốt hóa thạch dài 18 inch (46 cm) – hình dưới – thuộc về loài vật lớn nhất thế giới. Đó là một con bọ cạp biển 390 triệu năm tuổi dài 8,2 fit (2,5 m) có tên gọi Jaekelopterus rhenaniae.
“Nó có kích cỡ của một con cá sấu lớn, bọ cạp biển 390 triệu năm tuổi là loài săn mồi đứng đầu vào thời đại của nó. Nó ăn cá và thậm chí cả đồng loại của mình ở các vùng đầm lầy”, các chuyên gia hóa thạch cho biết.
Jaekelopterus rhenaniae dài tới 8,2 fit (2,5 m) với nhưng chiếc móng vuốt dài 18 inch (46 cm).
Nhà cổ sinh vật học Simon Braddy thuộc đại học Bristol, Vương Quốc Anh cho biết: “Phát hiện cho thấy động vật chân đốt – ví dụ như côn trùng, nhện, và cua có lớp vỏ ngoài cứng, chi và cơ thể phân đốt – đã từng có kích cỡ lớn hơn nhiều so với những gì chúng ta vẫn nghĩ. Chúng ta đã biết rằng hóa thạch tiết lộ cho chúng ta về sự tồn tại của những con vật nhiều chân khổng lồ, những con bọ cạp ngoại cỡ, những con giãn vĩ đại hay những con chuồn chuồn to lớn. Nhưng chúng ta không bao giờ nhận ra được rằng, dù cho đến bây giờ, những loài côn trùng kinh dị thời cổ đại có thể lớn tới mức nào”.
Chiếc móng vuốt hóa thạch của con bọ cạp biển được phát hiện tại một mỏ khai thác đã gần Prüm, Đức.
6. Cá mập khổng lồ cổ đại có cú đớp mạnh nhất trong lịch sử
Hóa thạch răng của Megalodon (bên trái) được đặt cạnh chiếc răng của cá mập trắng hiện đại. (Ảnh: Flip Nicklin/Minden Pictures/National Geographic)
Cá mập megalodon thời tiền sử (nghĩa đen là “nanh lớn”) có cú đớp mà không một sinh vật nào có thể sánh bằng.
“Cú đớp của nó đủ mạnh để nghiền nát một chiếc ô tô, vượt xa cú đớp của cá mập trắng khổng lồ hay thậm chí cả khủng long Tyrannosaurus rex”.
Chúng ta biết đến nó chủ yếu nhờ vào những chiếc răng lớn mà nó để lại, cá mập Carcharodon megalodon lần đầu tiên xuất hiện trên các đại dương của trái đất cách đây 16 triệu năm. Thức ăn của nó chính là rùa hoặc cá voi khổng lồ thời tiền sử.
Nhà nghiên cứu Stephen Wroe thuộc đại học New South Wales tại Australia cho biết: “Chiến lược săn mồi của Megalodon là cắn rời đuôi và vây của những con cá voi lớn, vô hiệu hóa một cách hiệu quả hệ thống đẩy của con cá voi”.
Loài cá mập thời tiền sử này có lẽ đạt tới chiều dài 50 fit (16 m) và nặng gấp 30 lần con cá mập trắng lớn nhất bây giờ.
Peter Klimley – chuyên gia về cá mập thuộc đại học California, Davis – cho biết: “Một con cá mập trắng lớn chỉ bằng một mẩu của con đực Megalodon”.
7. Chuột túi khổng lồ thời tiền sử
Chuột túi khổng lồ. (Ảnh minh họa: Peter Schouten; copyright Peter Schouten)
Hoạt động săn bắn trên đảo Tasmania của Australia đã làm tuyệt chủng một vài loài động vật thời tiền sử, trong đó có những con quái vật giống chuột túi, hà mã có túi và loài mèo giống báo đốm. Những con thú có túi giống con lười sống trên mặt đất thời tiền sử nặng tới 1.000 pao (500 kg) được mô tả như trong hình với cái tên Palorchestes azael. Nó là một trong số rất nhiều loài thuộc hệ động vật phong phú của Tasmania bị con người làm cho tuyệt chủng vào thời điểm cách đây 40.00 năm.
Nghiên cứu mới về loài chuột túi cổ đại này đã thách thức một nghiên cứu trước đó cho rằng kỷ băng hà đã giết chết những sinh vật khổng lồ này trước khi con người xuất hiện trên hòn đảo.
Các loài khác có mặt trong nghiên cứu là “3 con chuột túi với cân nặng dao động khoảng 220 pao (100 kg)”, theo Tim Flannery thuộc Đại học Macquarie, Australia.
Ông nói: “Từng tồn tại một loài báo có túi chỉ nặng khoảng 100 đến 220 pao (50 đế 100 kg)”.