7 loại sương mù thường gặp trong tự nhiên

Sương mù bức xạ, sương mù đông lạnh hay sương mù băng nằm trong số những loại sương mù con người thường gặp mà không hề biết tên gọi.


Theo Mother Nature Network, sương mù bức xạ (Radiation fog) là loại sương mù nằm sát mặt đất và thường tan hết sau bình minh. Nó hình thành vào những đêm yên tĩnh, bầu trời quang đãng, khi mặt đất nguội đi do quá trình bức xạ nhiệt. Lớp không khí phía trên mặt đất trở nên lạnh hơn so với ban ngày nên không giữ được nhiều hơi ẩm. Hơi nước ngưng tụ lại thành những giọt nước lơ lửng trong không khí. Sương mù bức xạ xuất hiện phổ biến trong mùa thu và đầu mùa đông. (Ảnh: Wikimedia Commons).


Sương mù thung lũng (Valley fog)
hình thành trong các thung lũng, lòng chảo nằm giữa những ngọn đồi và dãy núi. Đây là một loại sương mù bức xạ. Khi lớp không khí lạnh hơn, nặng hơn chứa đầy những giọt sương bị mắc kẹt phía dưới một lớp không khí nóng hơn, nhẹ hơn bên trong địa hình khu vực, nó không thể thoát ra và thường tồn tại trong vài ngày. Một trong những ví dụ đặc biệt nhất về sương mù thung lũng là sương mù Tule. Nó xuất hiện thường xuyên ở Thung lũng Trung tâm, California, Mỹ, từ cuối mùa thu đến đầu mùa xuân. (Ảnh: EddieCloud).


Sương mù bình lưu (Advection fog)
hình thành do một khối không khí nóng, ẩm di chuyển phía trên một bề mặt lạnh hơn, thường là mặt nước, khiến lớp không khí sát bề mặt lạnh đi và ngưng tụ tạo thành sương mù. Trên hình là sương mù bình lưu đang phủ trắng thành phố San Francisco, Mỹ. (Ảnh: Francesco Carucci).


Sương mù sườn núi (Upslope fog)
hình thành khi gió thổi khối không khí nóng, ẩm lên trên một sườn dốc. Khối không khí này lên cao sẽ giãn nở ra do áp suất không khí giảm xuống (giãn nở đoạn nhiệt), nó lạnh dần và đạt tới điểm ngưng tụ, tạo thành một đám mây. (Ảnh: Alxcrs).


Sương mù đông lạnh (Freezing fog)
hình thành khi những giọt nước trong sương mù lạnh dưới nhiệt độ đóng băng, nhưng vẫn tồn tại ở trạng thái lỏng. Nếu những giọt nước này chạm phải bề mặt băng giá, chúng sẽ biến thành những tinh thể băng màu trắng, bao phủ tất cả mọi thứ trong mùa đông. (Ảnh: Sanja Karin Music).


Sương mù băng (Frozen fog)
hình thành do những giọt nước trong sương mù gặp phải nhiệt độ siêu lạnh (thấp hơn -30º C), khiến chúng không thể tồn tại ở trạng thái lỏng mà chuyển thành những tinh thể băng đá lơ lửng trong không khí. Sương mù băng thường xảy ra ở vùng Alaska, hay Bắc Cực. (Ảnh: Sikes/Wikimedia Commons).


Sương mù bốc hơi (Evaporation fog)
hình thành khi khối không khí lạnh di chuyển phía trên mặt nước ấm áp (biển, hồ nước, sông,...). Lượng hơi nước bốc từ mặt nước gặp nhiệt độ thấp hơn của khối không khí lạnh phía trên, khiến nó nhanh chóng bị ngưng tụ lại tạo thành sương mù. (Ảnh: Andreiuc88).

Loading...
TIN CŨ HƠN
Động đất là gì? Động đất được hình thành như thế nào?

Động đất là gì? Động đất được hình thành như thế nào?

Động đất là hiện tượng rung động đột ngột của vỏ Trái đất, mạnh hay yếu tuỳ từng trận (xác định bằng độ Richter).

Đăng ngày: 18/04/2025
Những nơi nóng nhất và lạnh nhất trên Trái Đất

Những nơi nóng nhất và lạnh nhất trên Trái Đất

Trạm Vostok, đảo Ellesmere, làng Oymyakon, thành phố Bangkok, thung lũng tử thần... là những địa dang nổi tiếng có nhiệt độ thấp và cao kỷ lục.

Đăng ngày: 17/04/2025
Thảm họa núi lửa khủng khiếp nhất lịch sử nhân loại

Thảm họa núi lửa khủng khiếp nhất lịch sử nhân loại

Với sức công phá khoảng 800 triệu tấn TNT, vụ núi lửa Tambora phun trào ngày 10/4/1815 tại Sumbawa, Indonesia là vụ nổ gây chấn động lớn nhất trong lịch sử nhân loại.

Đăng ngày: 16/04/2025
Những điều bạn chưa biết về hiện tượng mặt trời giả

Những điều bạn chưa biết về hiện tượng mặt trời giả

Hiện tượng Mặt Trời giả hay Mặt Trời ma, có tên khoa học là parhelion (số nhiều là parhelia). Đây là một hiện tượng khí quyển, là các đốm sáng, thường thấy trên các cạnh của Quầng bên cạnh Mặt Trời.

Đăng ngày: 13/04/2025
Vì sao biển thường có màu xanh?

Vì sao biển thường có màu xanh?

Glenn Smith, giáo sư tại Viện Công nghệ Georgia (Mỹ), đã giải thích vấn đề này như sau: nước biển thật ra không màu nhưng do nó phản chiếu màu xanh của bầu trời nên chúng ta thường thấy chúng có màu xanh, do vậy lúc bầu trời có nhiều đám m&ac

Đăng ngày: 11/04/2025
Với phần lớn diện tích đất nước thấp hơn mực nước biển, người Hà Lan đã tạo ra hệ thống đê biển vĩ đại nhất hành tinh

Với phần lớn diện tích đất nước thấp hơn mực nước biển, người Hà Lan đã tạo ra hệ thống đê biển vĩ đại nhất hành tinh

Hà Lan là một quốc gia nhỏ ở Tây Bắc Âu, có diện tích, đặc điểm địa lý và lịch sử khai phá khá tương đồng với đồng bằng sông Cửu Long.

Đăng ngày: 09/04/2025
Núi lửa là gì? Núi lửa được hình thành như thế nào?

Núi lửa là gì? Núi lửa được hình thành như thế nào?

Núi lửa đã gây ra rất nhiều ảnh hưởng đến đời sống của những người đang sống trong vùng gần cửa miệng của hiện tượng này. Nhưng đã bao giờ bạn tử hỏi núi lửa là gì không?

Đăng ngày: 07/04/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News