7 sinh vật kỳ dị dưới biển sâu

Ngày 14/9, tạp chí Guardian (Anh) giới thiệu những hình ảnh đặc sắc và đặc điểm của 7 loài sinh vật biển kỳ dị sống dưới các vực nước biển sâu.

Hình dạng cơ thể kinh dị, xấu xí, “biết” ngụy trang bắt mồi hay “tiêm” chất độc chết người là những đặc điểm chung thường thấy ở các “cư dân” biển sâu.

7 sinh vật kỳ dị dưới biển sâu

Vũ khí sắc bén để săn mồi của loài cá biển sâu Anoplogaster cornuta chính là có những chiếc răng nanh sắc nhọn. Loài cá răng nanh này sống ở độ sâu gần 500m, có hình dạng cơ thể gớm ghiếc, thân ngắn khoảng 15,24cm nhưng có cái đầu to và miệng rộng hoác nên dễ dàng tóm gọn các loài cá nhỏ.

7 sinh vật kỳ dị dưới biển sâu

Trong khi đó, ở loài hải quỳ Actinoscyphia aurelia có vũ khí săn mồi độc đáo là những xúc tu răng cưa có hình dạng như loài cây bắt ruồi Venus trên đất liền. Khi con mồi không may “dính” vào, các xúc tu này lập tức khép lại và tiêm chất độc giết chết con mồi.

7 sinh vật kỳ dị dưới biển sâu

Ẩn mình dưới các rạn san hô vùng biển Úc, loài cá mặt quỷ Synanceia verrucosa nằm ngụy trang bất động như một khối đá sần sùi. Nếu các thợ lặn giẫm đạp phải gai độc trên cơ thể của nó thì có thể tử vong nhanh chóng nếu không được cấp cứu sau 2 tiếng.

7 sinh vật kỳ dị dưới biển sâu

Cá mặt trăng Mola mola có tập tính đặc biệt là thường nổi lên gần bề mặt biển để hấp thụ những tia nắng mặt trời. Đây là loài cá mắn đẻ nhất - đến 300 triệu trứng. Khi trưởng thành, cá mặt trăng có chiều dài khoảng 3m và nặng 1.400kg nên có biệt danh là loài cá xương nặng nhất ở biển. Tuy có kích thước khổng lồ nhưng loài cá này thân thiện với con người.

7 sinh vật kỳ dị dưới biển sâu

Không có vũ khí răng nanh lợi hại như các loài cá biển sâu, loài mực thủy tinh Galiteuthis phyllura có bí quyết khác giúp nó sinh tồn khi sống dưới biển sâu đen như mực đó là cơ thể nó trong suốt và có khả năng phát quang sinh học. Khi phát hiện kẻ thù đang theo dõi, đôi mắt của mực phát ra ánh sáng chói lòa và vụt biến mất nhanh.

7 sinh vật kỳ dị dưới biển sâu

Còn ở loài “bạch tuộc dumbo” - biệt danh của loài bạch tuộc Grimpoteuthis - thì có hình dạng cơ thể thật kỳ lạ. Đó là chúng có hai “tai” nhỏ (trong khi các loài bạch tuộc khác không có “tai”) có tác dụng như vây cùng với các xúc tu có thể thực hiện những vũ điệu lả lướt huyền ảo dưới đáy biển sâu. Loài bạch tuộc này được phát hiện ở độ sâu 2.000m ngoài khơi bờ biển Oregon thuộc tây bắc nước Mỹ.

7 sinh vật kỳ dị dưới biển sâu

Một “cư dân” khác rất khó phát hiện ở các vùng biển sâu là cá mập yêu tinh Mitsukurina owstoni, có thể phát triển chiều dài cơ thể đến 3,7m. Chiếc mũi đặc biệt dài của nó có cơ quan cảm ứng điện trường giúp nó dễ dàng phát hiện con mồi. Khi một con cá mập tìm thấy con mồi, nó đột ngột nhô hàm ra, đồng thời sử dụng cơ lưỡi giống như để hút con mồi vào.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Những loài sên biển đẹp ngỡ ngàng dưới lòng đại dương

Những loài sên biển đẹp ngỡ ngàng dưới lòng đại dương

Những loài sên biển mang đủ hình thù kỳ quái, màu sắc sặc sỡ khiến nhiều người cho rằng chúng chính là bằng chứng về các sinh vật ngoài hành tinh đang hiện diện trên Trái đất.

Đăng ngày: 26/05/2019
Cá mú quái vật nặng 2 tạ nuốt chửng cá mập trước mặt ngư dân Mỹ

Cá mú quái vật nặng 2 tạ nuốt chửng cá mập trước mặt ngư dân Mỹ

Theo Fox News, một nhóm các ngư dân ở thành phố Everglades, bang Florida, Mỹ, có cơ hội chứng kiến con mú tặng 2 tạ ăn thịt cá mập trong chớp nhoáng.

Đăng ngày: 20/07/2018
Bãi cát trắng tuyệt đẹp ở Hawaii thực chất chỉ là... phân cá?

Bãi cát trắng tuyệt đẹp ở Hawaii thực chất chỉ là... phân cá?

Các vùng biển nhiệt đới từ lâu đã nổi tiếng với cảnh quan đẹp tuyệt vời với bãi cát trắng sáng và làn nước biển trong lành mát rượi.

Đăng ngày: 20/07/2018
Cận cảnh cá mập xé xác cá voi khổng lồ ngay giữa khu lướt sóng

Cận cảnh cá mập xé xác cá voi khổng lồ ngay giữa khu lướt sóng

Một người lướt sóng đã phải cảnh báo về sự hiện diện của cá mập, khuyên những người khác không nên xuống nước.

Đăng ngày: 18/07/2018
Vì sao khi chết đi rồi, cá voi vẫn có ích đến hàng chục năm sau?

Vì sao khi chết đi rồi, cá voi vẫn có ích đến hàng chục năm sau?

Ước tính hàng năm, trong mỗi đợt di cư sẽ có khoảng 70 ngàn con cá voi chết đi. Nhưng sau đó, thịt, mỡ và xương của chúng chính là nguồn sống cho nhiều loài sinh vật khác.

Đăng ngày: 17/07/2018
Cá heo dạt vào bờ, sơ cứu ra sao?

Cá heo dạt vào bờ, sơ cứu ra sao?

Nghiên cứu sinh tiến sĩ Vũ Long - người thành lập Mạng lưới thú biển Việt Nam, chia sẻ 6 bước cần thiết để sơ cấp cứu cá heo một cách khoa học, vừa đảm bảo an toàn cho bản thân và con vật.

Đăng ngày: 17/07/2018
Ngộ nghĩnh cá thằn lằn, mực đuôi ngắn dưới đáy biển

Ngộ nghĩnh cá thằn lằn, mực đuôi ngắn dưới đáy biển

Tàu Okeanos Explorer của NOAA (cơ quan quản lý khí quyển và đại dương quốc gia Mỹ) vừa kết thúc nhiệm vụ thám hiểm những khu vực biển ít được nghiên cứu tại khu vực Đông Nam nước Mỹ.

Đăng ngày: 16/07/2018
Tiêu điểm
Khoa Học News