8 điều chưa biết về chửi thề

Ngôn ngữ chửi thề đã xuất hiện từ rất lâu ở mọi quốc gia trên thế giới. Chuyên gia văn học thời Trung cổ Melissa Mohr đã truy tìm ngược trở lại thời La Mã để lần dấu vết của việc sử dụng những từ ngữ thô tục. Những phát hiện dưới đây của bà có thể khiến nhiều người ngạc nhiên.

1. Người bình thường chửi thề với tần suất tương đối

Khoảng 0,7% số từ mà một người sử dụng trung bình mỗi ngày là tiếng chửi thề. Điều này nghe có vẻ không quan trọng bởi theo chuyên gia Mohr có người còn chửi thề đến 3% ngôn ngữ hàng ngày. Vậy điều gì sẽ xảy ra trong trường hợp đó? Chuyên gia Mohr cho rằng nó sẽ giống như chương trình tấu hài Eddie Murphy Raw của Mỹ vậy. Trong chương trình hài dài hơn tiếng rưỡi này, danh hài Eddie Murphy đã lặp lại đến 223 lần chỉ một từ chửi thề tục tĩu trong tiếng Anh.

2. Trẻ em Mỹ thường biết nói tục trước khi học bảng chữ cái

Công việc nghiên cứu của Mohr được kết hợp chặt chẽ với Timothy Jay, giáo sư tâm lý học, người đã phát hiện ra con số 0,7% ở trên và đồng thời đã lập ra sơ đồ về sự gia tăng trong việc trẻ em sử dụng từ ngữ chửi thề. Theo bà Mohr, khi đến 2 tuổi hầu hết trẻ em biết ít nhất một từ chửi thề và điều này sẽ còn gia tăng khi chúng lên 3 hoặc 4 tuổi.

8 điều chưa biết về chửi thề

3. Một số từ tục hiện nay có nguồn gốc từ hàng nghìn năm trước

Những từ tiếng Anh bây giờ được sử dụng như “asses”“fart” đã có từ giai đoạn Anglo-Saxons từ thế kỷ thứ 5 sau Công nguyên. Nhưng vào thời kỳ đó, những từ này lại không bị coi là mất lịch sự như hiện nay.

4. Người La Mã cổ đại “đặt nền móng” cho từ ngữ chửi thề hiện tại

Theo bà Mohr, có 2 loại chửi thề chính: Kiểu nguyền rủa như là gọi tên thần thánh, đấng quyền năng trong tuyệt vọng; và kiểu thứ hai là nói những từ tục tĩu mang hàm nghĩa xấu. Người La Mã đã từng nói ra rất nhiều từ ngữ tục tĩu, thậm chí mang tính đồi trụy.

5. Những từ tục tĩu từng được coi là không quá to tát

Theo bà Mohr, vào thời kỳ Trung cổ, người dân sống thoáng hơn so với hiện nay vì vậy họ thấy ít xấu hổ hơn. Nhiều người ngủ chung giường hoặc sử dụng nhà vệ sinh cùng một lúc… vậy nên họ rất tự nhiên trong việc sử dụng những từ ngữ tục.

6. Giới trung lưu sử dụng ít từ ngữ báng bổ hơn

Bà Mohr cho biết, những người thuộc tầng lớp trung lưu thường chửi thề ít hơn. Việc này bắt nguồn từ thời Nữ hoàng Victoria (Anh), quan điểm một người sẽ thể hiện học thức và tốt tính nếu kiểm soát được thái độ và ngôn ngữ của mình. Ngôn ngữ là biểu hiện cho đạo đức và nhận thức về xã hội của một người.

Tuy nhiên, tầng lớp xã hội cao hơn thì lại chửi thề nhiều hơn. Họ tự cho mình là “quý tộc”, có một vị trí vững chắc trong xã hội và cho rằng họ có thể nói bất cứ điều gì họ muốn.

7. Chửi thề ảnh hưởng tới cơ thể

Nghe và nói những câu tục tĩu có thể làm thay đổi những phản ứng trên da, làm tiết mồ hôi ở bàn tay. Trong một nghiên cứu, bà Mohr chỉ ra rằng chửi thề có thể giúp con người giảm đau. Sau cuộc thử nghiệm, thời gian chịu đựng ngâm tay trong nước lạnh của một người sẽ lâu hơn nếu người đó chửi thề.

8. Chửi thề cũng có mặt tích cực

Chuyên gia Mohr đã đề cập đến rất nhiều mục đích mang tính xã hội của ngôn ngữ chửi thề, một số là tích cực và một số tiêu cực. Theo bà Mohr, chửi thề là những ngôn ngữ thường được sử dụng để chế giễu, xúc phạm người khác bởi nó đem lại cảm xúc mạnh hơn những từ ngữ khác. Tuy nhiên, khi một người vô tình tự đập búa vào tay thì chửi thề sẽ giúp anh ta làm dịu cơn đau. Các nghiên cứu còn cho thấy chửi thề có thể khiến mọi người... gần nhau hơn. Chẳng hạn một nhóm làm việc thường có xu hướng đệm một vài từ chửi bậy để tạo ra sự gắn kết trong nhóm, thay vì những từ mệnh lệnh.

Khi được hỏi thế giới sẽ tốt đẹp hơn nếu mọi người từ bỏ chửi thề, bà Mohr đã trả lời ngắn gọn: “Không!”.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Tìm hiểu về lễ hội Halloween

Tìm hiểu về lễ hội Halloween

Ngày lễ Halloweem xuất phát từ một nghi lễ ở các nước phương Tây, vào ngày 31/10 hàng năm, ngay đêm trước lễ các thánh Nam Nữ.

Đăng ngày: 29/10/2019
Lễ hội ma Halloween và những điều bạn chưa biết

Lễ hội ma Halloween và những điều bạn chưa biết

Halloween là lễ hội thường niên diễn ra vào cuối tháng 10 đầu tháng 11, nhưng đó là lễ hội để tưởng niệm cái gì? Tại sao người ta phải hoá trang và ăn mặc gớm ghiếc đến thế?

Đăng ngày: 29/10/2019
Sự thật thú vị về thần Zeus trong thần thoại Hy Lạp

Sự thật thú vị về thần Zeus trong thần thoại Hy Lạp

Thần Zeus trong thần thoại Hy Lạp là một vị thần quyền lực, có hàng chục người con với 12 vị thần...

Đăng ngày: 18/09/2019
Tại sao nước biển lại mặn?

Tại sao nước biển lại mặn?

Tất cả nước trên hành tinh của chúng ta, kể cả nước mưa, đều chứa những hợp chất hóa học mà các nhà khoa học gọi là "muối"

Đăng ngày: 24/02/2019
Vì sao cúng ông Công ông Táo lại chỉ thả cá chép?

Vì sao cúng ông Công ông Táo lại chỉ thả cá chép?

Trong các lễ vật cúng ông Công ông Táo vào ngày 23 tháng Chạp hàng năm, không thể thiếu cá chép. Vậy tại sao lại chỉ thả cá chép mà không phải con vật nào khác?

Đăng ngày: 28/01/2019
Cúng ông Công ông Táo trong bếp hay trên bàn thờ?

Cúng ông Công ông Táo trong bếp hay trên bàn thờ?

Khi cúng ông Táo, nếu gia đình không có ban thờ Táo quân riêng thì phải thắp hương ở ban thờ thần linh hoặc gia tiên chứ không nên cúng lễ ở bếp.

Đăng ngày: 28/01/2019
Tục cúng kẹo cho ông Công ông Táo ở Trung Quốc

Tục cúng kẹo cho ông Công ông Táo ở Trung Quốc

"23 cúng kẹo, 24 dọn nhà, 25 nghiền đậu...", là bài vè vang lên vào mỗi dịp cuối năm ở Trung Quốc, với ý nghĩa "tiểu niên" (năm mới nhỏ) sắp đến, theo Xinhua.

Đăng ngày: 28/01/2019
Tiêu điểm
Khoa Học News