8 ngày dưới biển để cải thiện phương pháp phục hồi san hô

Các nhà khoa học đã bắt đầu một nhiệm vụ 8 ngày, sống và làm việc cách bề mặt biển 60 feet, để xác định xem tại sao một số loài san hô sống sót khi được trồng lại sau một biến cố nào đó, như một cơn bão chẳng hạn, trong khi những loài san hô khác lại chết.

Các dãi san hô ngầm trên thế giới đang phải chịu các ảnh hưởng kết hợp của bão, sự nóng lên của trái đất, và sự gia tăng về số lượng tàu thuyền và giao thông đường biển. Kết quả là, Việc phục hồi chúng đã trở thành một ưu tiên của những người quan tâm. Làm việc tại một phòng thí nghiệm dưới nước ở Key Largo, Florida thuộc Viện Cơ quan Khí quyển và Đại dương Quốc gia Mỹ NOAA, một nhóm nhà khoa học đang nghiên cứu bảo vệ dải san hô ngầm chống lại những đe doạ này bằng cách tìm ra cách để cải thiện phương pháp phục hồi chúng.

“Giống như sống trên trạm không gian vậy, ngoại trừ việc ở dưới nước,” phó giáo sư sinh học Iliana Baums cho biết. “Công việc này nguy hiểm bởi vì, một khi các nhà khoa học lặn xuống dưới, mô của họ sẽ ướt đẫm nitơ. Nếu họ quay trở về mặt nước nhanh chóng, họ sẽ bị bệnh khí ép, một chứng bệnh thường gây tử vong vì các bong bóng nhỏ hình thành bên trong cơ thể. Vì vậy, các thợ lặn khi kết thúc công việc phải mất cả một ngày để làm giảm áp suất bằng cách trở lên trên mặt nước thật chậm.”

Là một nhà sinh thái học phân tử, phó giáo sư Baums cung cấp ý kiến chuyên môn về gen để giúp phát hiện liệu một cụm san hô đặc biệt có chứa các loại gen mà cho phép chúng sống sót sau khi được trồng lại và các khó khăn khác, như sự gia tăng nhiệt độ của biển, hay không.

Các nhà khoa học đang thực hiện thí nghiệm để xác định xem tại sao một số loài san hô sống sót khi được trồng lại sau một biến cố nào đó, như một cơn bão chẳng hạn, trong khi những loài san hô khác lại chết. (Ảnh: Iliana Baums, Penn State)


Nhóm nghiên cứu đã thu thập hàng trăm đoạn san hô từ hai loài – san hô staghorn và một loại san hô sao phổ biến ở vùng biển Ca-ri-bê. Phó giáo sư Baums cho biết, “Chúng tôi thực hiện thử nghiệm này rất cẩn thận để giảm thiểu ảnh hưởng của cuộc thí nghiệm lên quần thể tự nhiên."

Các nhà nghiên cứu chia mỗi đoạn san hô làm hai phần và trồng một nửa đoạn vào chỗ cạn (sâu 30 feet) và nửa còn lại ở chỗ sâu (60 feet) để xem chúng phản ứng qua thời gian như thế nào. “Bằng cách chia đoạn san hô, chúng tôi biết được rằng chúng giống nhau về mặt di truyền, và sau đó chúng tôi có thể xác định khả năng san hô chịu được việc trồng lại là do cấu trúc gen hay do một yếu tố môi trường nào đó,” phó giáo sư Baums giải thích.

Trong khi các đồng nghiệp của mình trồng lại san hô vào chỗ sâu thì phó giáo sư Baums và nhà khoa học Margaret Miller tại Viện NOAA trồng san hô vào những chỗ cạn. Một khi thực hiện xong, nhóm nghiên cứu sẽ quay trở lại những chỗ này hàng tháng để đo đạc tốc độ phát triển, tốc độ quang hợp của chúng và sự đa dạng sinh học của tảo có ích sống bên trong các tế bào của chúng, bên cạnh những thông tin khác.

Các nhà khoa học hy vọng, kết quả nghiên cứu sẽ giúp họ cải thiện việc phục hồi san hô trong tương lai.
Từ khóa liên quan:

đại dương

san hô

dưới biển

Loading...
TIN CŨ HƠN
Khe vực Mariana - Nơi sâu nhất đại dương có điều gì huyền bí?

Khe vực Mariana - Nơi sâu nhất đại dương có điều gì huyền bí?

Ngày 26/3/2012, đạo diễn Hollywood James Cameron đã điều khiển con tàu Deepsea Challenger đi xuống độ sâu 10.898 mét và thiết lập một kỷ lục thế giới về việc lặn một mình xuống nơi sâu nhất đại dương – khe vực Mariana.

Đăng ngày: 23/02/2025
Loài tôm có thể sống trong nước nóng 450 độ C

Loài tôm có thể sống trong nước nóng 450 độ C

Loài tôm này được cho là sống sâu hơn bất kỳ loài tôm nào từng được biết tới trên thế giới.

Đăng ngày: 16/02/2025
Câu được con cá mập nặng kỷ lục 2 tấn

Câu được con cá mập nặng kỷ lục 2 tấn

Ông Andy Hales (55 tuổi), một doanh nhân ở Birmingham (Anh), đã câu được một con cá mập trắng khổng lồ nặng gần 2 tấn ở ngoài khơi Nam Phi.

Đăng ngày: 06/02/2025
Những sự thật về con hà khiến ai cũng choáng váng

Những sự thật về con hà khiến ai cũng choáng váng

Ăn bám, phá hoại, siêu chảnh, nhưng rất tốt cho sinh lý nam giới... Đó là những sự thật về con hà mà không phải ai cũng biết.

Đăng ngày: 18/01/2025
Loài cá

Loài cá "yêu" ầm ĩ đến mức… làm cá heo bị điếc

Mỗi mùa xuân, loài cá này sẽ tập trung ở khu vực đồng bằng sông Colorado, phía Bắc Vịnh Mexico và đồng loạt cất tiếng gọi bạn tình.

Đăng ngày: 16/01/2025
Khám phá bí mật về bạch tuộc - Loài

Khám phá bí mật về bạch tuộc - Loài "quái vật" biển cả

Bạch tuộc là động vật rất thông minh, có thể là thông minh hơn bất kỳ một động vật thân mềm nào.

Đăng ngày: 14/01/2025
Hiện tượng biển phát sáng tuyệt đẹp tại Thụy Điển

Hiện tượng biển phát sáng tuyệt đẹp tại Thụy Điển

Hiện tượng biển phát sáng đã xảy ra trên một hòn đảo nhỏ tại Thụy Điển, khiến khung cảnh nơi đây trở nên vừa đẹp vừa có chút ma mị.

Đăng ngày: 13/01/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News