9 vấn đề nhức nhối khiến đập Tam Hiệp bị xem là "thảm họa"

Đập Tam Hiệp - dự án thủy điện lớn nhất thế giới mang lại nhiều lợi ích cho người dân Trung Quốc nhưng cũng kéo theo nhiều vấn đề từ khi nó được thai nghén cho đến ngày nay. Đưới đây là các vấn đề ...

Nhiều trầm tích ở lòng sông thượng lưu và hồ chứa Tam Hiệp

Trầm tích ngày càng tăng là một trong những "thảm họa" chính của đập Tam Hiệp. Sau khi đập Tam Hiệp được xây dựng và mực nước ở thượng nguồn nâng lên, dòng chảy ở thượng nguồn chậm hơn trước. Theo đó, cát và đá không thể đổ xuống kịp thời nên bị chất đống trong lòng sông và hồ chứa. Khi thời gian trôi qua, lòng sông ở thượng nguồn sẽ được nâng lên ngày càng cao, dẫn đến lũ lụt dễ dàng xảy ra hơn.

Mối đe dọa đối với các hạ lưu sông và đồng bằng sông Dương Tử

Do sự bồi lắng ở thượng nguồn, nước làm xói mòn bờ sông hạ lưu dễ dàng hơn. Trong tình huống như vậy, các bờ sông dễ sạt lở hơn. Đó là một mối nguy hiểm lớn đối với cả người dân và đất nước Trung Quốc, đặc biệt là khi có lũ lụt. Ngoài ra, ít trầm tích hơn còn làm cho vùng cửa sông Dương Tử co lại và nước biển xâm lấn vào bờ. Trong quá khứ, Thượng Hải ở cửa sông Dương Tử vốn lấn trung bình 40m ra biển; nhưng giờ đây, ngược lại thành phố lại phải đối mặt với mối đe dọa từ đại dương.

Nhiều sinh vật dưới nước đang bị đe dọa

9 vấn đề nhức nhối khiến đập Tam Hiệp bị xem là thảm họa

Từ khi có đập Tam Hiệp, nhiều loài cá không thể vượt qua Tam Hiệp và di cư như trước, và do đó thói quen sống và di truyền của chúng thay đổi. Trong khi đó, nơi sinh sản của một số loài cá ở sông Dương Tử giờ đây đã bị hồ chứa Tam Hiệp lấn chiếm. Một số sinh vật nước quý hiếm sống ở Dương Tử đã tuyệt chủng hoặc đứng trước nguy cơ tuyệt chủng, chẳng hạn như cá trích Dương Tử và cá tầm Trung Quốc.

Thảm họa địa chất gia tăng

Khi việc xây dựng đập Tam Hiệp buộc môi trường địa chất xung quanh thay đổi, thảm họa địa chất xảy ra thường xuyên hơn ở khu vực hồ chứa. Sạt lở, dòng chảy mảnh và động đất là những vấn đề phổ biến. Các khu vực thảm họa cũng có thể tăng thêm 4.000 điểm.

Biến đổi khí hậu của lưu vực sông Dương Tử

Có đập Tam Hiệp, lượng nước ở thượng nguồn lớn hơn nhiều, nhưng diện tích các hồ và vùng đất ngập nước ở hạ lưu giảm xuống. Lượng nước nhiều hơn, nhiều nước bốc hơi. Tương tự, ít nước, ít bay hơi. Sự thay đổi trên tác động đến vi khí hậu của lưu vực sông Dương Tử. Do đó, tình trạng hạn hán, lũ lụt và nhiệt độ dọc theo sông Dương Tử cũng thay đổi so với trước đây. Ví dụ, trong phạm vi của 1-2 km của hồ chứa Tam Hiệp, nhiệt độ trung bình hàng năm tăng bằng 0,1-0,2 độ C, nhiệt độ trung bình vào mùa đông và mùa xuân tăng 0,3-1,3 độ C, nhưng vào mùa hè giảm 0,9-1,2 độ C.

Rất nhiều di tích văn hóa và di tích lịch sử đã bị nhấn chìm

9 vấn đề nhức nhối khiến đập Tam Hiệp bị xem là thảm họa

Để xây dựng đập Tam Hiệp, một số lượng lớn các di tích lịch sử và các di tích văn hóa đã bị nhấn chìm hoặc ngập một phần, bao gồm hơn 60 địa điểm của Thời đại Cổ sinh, hơn 80 địa điểm Thời đại đồ đá mới và hơn 470 di tích lịch sử từ thời nhà Hán (202 TCN - 220 sau Công nguyên ) đến nhà Minh (1368 - 1644 sau Công Nguyên)... Đây được xem là một thảm họa đập Tam Hiệp không thể xóa nhòa và một sự mất mát lớn về văn hóa của nền văn minh cổ đại Trung Quốc.

Sự lây lan của bệnh sán máng về phía tây

Bệnh sán máng là một loại bệnh ký sinh trùng gây nguy hiểm nghiêm trọng cho sức khỏe con người. Trước đây, bệnh sán máng chỉ xảy ra ở vùng hạ lưu của sông Dương Tử, vì ốc sông mang mầm bệnh sán máng không thể tồn tại trong nước chảy xiết ở thượng nguồn. Bây giờ, nước trong hồ chứa Tam Hiệp chảy nhẹ nhàng, cung cấp điều kiện sống lý tưởng cho ốc sông. Do đó bệnh sán máng lây lan về phía tây đến khu vực Tam Hiệp, tỉnh Trùng Khánh và Tứ Xuyên.

Cuộc di cư lớn của hơn 1,2 triệu con người

Di cư là một trong những vấn đề lớn nhất của đập Tam Hiệp. Sau khi hồ chứa bắt đầu trữ nước, khoảng 129 thành phố và thị trấn bị ngập lụt. Theo đó, hơn 1,2 triệu người ở Hồ Bắc và Trùng Khánh cần phải di cư theo đợt. Họ phải rời quê hương, nơi "chôn rau cắt rốn", để bắt đầu cuộc sống mới ở một nơi xa lạ.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Không đùa khi nói đập Tam Hiệp trường tồn ngàn năm: Thế giới

Không đùa khi nói đập Tam Hiệp trường tồn ngàn năm: Thế giới "ngả mũ" trước đập 2.200 tuổi của Tần Vương

Đô Giang Yển là công trình thủy lợi quy mô lớn được xây dựng tại Trung Quốc từ thời cổ đại, trải qua hơn 2.200 năm đến nay vẫn được sử dụng.

Đăng ngày: 12/07/2020
Điều gì xảy ra với bộ não sau khi bạn chia tay?

Điều gì xảy ra với bộ não sau khi bạn chia tay?

Các nhà khoa học đã tìm ra lý do tại sao khi bạn đau khổ, bạn khó có thể suy nghĩ sáng suốt.

Đăng ngày: 12/07/2020
Vì sao lông mi trên dài hơn lông mi dưới?

Vì sao lông mi trên dài hơn lông mi dưới?

Mi mắt trên dài hơn, to hơn và có chân lông mi sâu hơn nên đỡ được những sợi mi dài và rậm hơn.

Đăng ngày: 12/07/2020
Những hiện tượng lạ tưởng chỉ có trong... cổ tích

Những hiện tượng lạ tưởng chỉ có trong... cổ tích

Khoa học hiện đại đã tiến những bước dài trong lịch sử loài người, tạo nên muôn vàn tiện ích cho cuộc sống và giải mã hàng ngàn bí ẩn.

Đăng ngày: 11/07/2020
Cứ đến giữa đêm lại tỉnh giấc, nghe thì

Cứ đến giữa đêm lại tỉnh giấc, nghe thì "kinh dị" nhưng hóa ra đều có lý do cả

Bạn đã bao giờ liên tục bật dậy giữa đêm chưa? Nhiều người nhẹ dạ sẽ đổ cho "thế lực hắc ám" nhưng thật ra đều có lý do khoa học đấy nhé!

Đăng ngày: 11/07/2020
Đồng tiền

Đồng tiền "báu vật" đắt nhất trong lịch sử Australia trị giá 1,8 triệu USD

Một đồng tiền vàng nạm những viên kim cương hồng hiếm có mới được đúc tại Australia dành cho giới sưu tập siêu giàu có giá trị khoảng 1,8 triệu USD.

Đăng ngày: 11/07/2020
Suốt 4.000 năm chúng ta đã bỏ quên một cách giải phương trình bậc hai cực dễ và sáng tạo

Suốt 4.000 năm chúng ta đã bỏ quên một cách giải phương trình bậc hai cực dễ và sáng tạo

Bạn không còn phải nhớ công thức, chỉ cần vài bước suy luận đơn giản mà thôi.

Đăng ngày: 11/07/2020
Tiêu điểm
Khoa Học News