90% thuốc đông y Trung Quốc ở Australia có độc

Ba trường đại học Australia hợp tác và đưa ra bộ phân tích những bài thuốc đông y cổ truyền Trung Quốc cho thấy chứa kim loại độc hại hay các hợp chất không công bố thành phần như ADN của chuột hay thuốc kháng histamin.

Tìm hiểu về thuốc đông y Trung Quốc

Theo Business Insider, đông y Trung Quốc sử dụng nguyên liệu chính là thảo dược. Tại Australia, chúng được bào chế thành dạng viên hoặc bột, do đó, không thể dùng mắt thường nhận biết từng loại thực vật. Ngoài ra, nhiều loại thảo dược cũng không có thành phần hóa học nhận dạng đặc trưng.

90% thuốc đông y Trung Quốc ở Australia có độc
Một thầy đông y Trung Quốc đang cân thuốc. (Ảnh: Reuters).

Nghiên cứu do nhóm các nhà khoa học ở đại học Curtin, Murdoch và Adelaide thực hiện, công bố trên tạp chí Nature Scientific hôm 10/12 đã phải đi một chặng đường dài, dùng kỹ thuật khối phổ (MS) tiên tiến mới phân tích được thành phần một số loại thuốc đông y cổ truyền phổ biến tại Australia.

Họ phân tích các mẫu thuốc theo ba yếu tố: ADN, độc tố xét nghiệm kim loại nặng, để làm sáng tỏ thành phần phân tử của 26 loại thuốc đông y Trung Quốc (TCM) ngẫu nhiên ở thị trường thuốc tại Adelaide; mà phổ biến là thuốc chữa cảm lạnh, cảm cúm hoặc thuốc bổ nói chung.

Bảng tóm tắt các thành phần nhiễm khuẩn trong TCM cho thấy, có nhiều kim loại độc, thành phần ADN không rõ hoặc bất hợp pháp không được liệt kê, bị nhiễm độc, và kim loại nặng.

Gần một nửa số mẫu thuốc này không được cơ quan quản lý y tế Australia (TGA) cấp phép, không được phép bày bán. Chất gây ô nhiễm cũng được phát hiện trong cả danh sách thuốc được cấp phép và không được cấp phép của TGA, bao gồm nhiều thành phần dược phẩm và kim loại nặng.

90% thuốc đông y Trung Quốc ở Australia có độc
Sơ đồ phân loại các chất trong 26 loại thuốc TCM. Những viên thuốc viền dưới màu xanh da trời nằm trong danh sách "liệt kê" của Australia, màu đỏ nằm ngoài danh sách. Các màu xanh bạc hà, hồng và vàng lần lượt thể hiện ADN, chất độc và kim loại nặng không phù hợp quy định. Ngoài ra còn một số loại chứa cả hai hoặc ba chất (xanh lá cây, nâu, cam, vàng đậm). "Không phù hợp quy định" được định nghĩa là chứa chất cấm, hoặc chất không trong danh mục đăng ký, tính dược liệu không rõ ràng, hoặc chứa kim loại nặng bắt buộc chỉ được sử dụng liều lượng thích hợp theo ngày. Hai loại TCM "không xác định" là 17 và 10 do chưa kiểm tra được thành phần thuốc theo phương pháp này. (Ảnh: Nature)

ADN thực vật hoặc động vật của nhiều loài không nằm trong nhãn đăng ký như báo tuyết (động vật xếp vào nhóm nguy cấm), rắn hổ lục, ếch, chuột, mèo và chó. Ngoài ra, nhiều dược phẩm như paracetamol, thuốc kháng histamin, chống viêm, kháng sinh, chất kích thích như pseudoephedrine cũng được tìm thấy. Đáng chú ý nhất là các loại chất kháng đông như warfarin - thuốc dùng dưới sự giám sát y tế đặc biệt, nếu không, sẽ gây tổn hại lâu dài đến cơ thể; và ephederine - chất bị cấm ở Australia, cũng được tìm thấy.

Điều này nghĩa là gì?

Những chất với nồng độ khác nhau được tìm thấy nằm trong các sản phẩm giả mạo, hoặc nhiễm khuẩn cho thấy, chúng có thể cố tình bị thêm vào, hoặc vì nơi sản xuất không đảm bảo vệ sinh hay thảo mộc trồng ở vùng đất bị ô nhiễm.

Rất khó để xác định rõ công dụng và liều lượng từng thành phần trong một loại thuốc. Ví dụ, kim loại nặng hoặc nọc độc cóc có thể được thêm vào để tăng hiệu quả điều trị của bài thuốc. Tại Mỹ, nhiều loại thuốc thảo dược được coi như thực phẩm bổ sung. Tuy nhiên tại Australia, nó được liệt kê là thuốc.

Thuốc TGA ở Australia có thể được chấp nhận dưới dạng "đăng ký" hoặc "niêm yết". Hầu hết các loại thuốc thảo dược ở Australia đều được phân loại là "liệt kê". Không giống như các loại thuốc "đăng ký" như paracetamol hay warfarin, quy định thông qua thuốc "niêm yết" ít nghiêm ngặt hơn.

90% thuốc đông y Trung Quốc ở Australia có độc
Các bài thuốc đông y Trung Quốc có thể bài chế dưới dạng bột, viên nhộng, hoặc thảo dược phơi khô. (Ảnh: Flickr).

Ngành công nghiệp thuốc thảo dược trị giá hàng tỷ USD trên thế giới, có mặt ở hầu khắp mọi quốc gia. Bộ "công cụ" xác định thành phần thảo dược do các nhà khoa học Australia đưa ra, nhằm sàng lọc các loại thuốc đông y, đảm bảo người tiêu dùng đang mua được đúng "dược thảo", sử dụng hiệu quả và không bị lừa. Đồng thời, cung cấp lộ trình kiểm soát hiệu quả hơn trong lĩnh vực dược liệu đông y cho các nhà quản lý.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Những người không nên ăn bánh chưng trong những ngày Tết

Những người không nên ăn bánh chưng trong những ngày Tết

Bánh chưng là thực phẩm không thể thiếu trong những ngày Tết cổ truyền tại Việt Nam. Đây là loại thức ăn có nhiều chất dinh dưỡng nhưng không phải ai cũng nên ăn món này.

Đăng ngày: 28/01/2019
Ăn bánh chưng bị mốc dễ nhiễm độc tố gây ung thư

Ăn bánh chưng bị mốc dễ nhiễm độc tố gây ung thư

Nhiều người có thói quen gọt bỏ phần ngoài mốc trước khi chiên ăn mà không biết rằng thực phẩm mốc sinh ra độc tố aflatoxin có thể gây ung thư.

Đăng ngày: 28/01/2019
Cách bảo quản bánh chưng ngày Tết thơm ngon

Cách bảo quản bánh chưng ngày Tết thơm ngon

Bánh chưng là món ăn ngon truyền thống, tương đối cân bằng các nhóm thực phẩm (glucid, protein, lipid) và giàu dinh dưỡng.

Đăng ngày: 28/01/2019
Nghe nhạc trong lúc làm việc giúp khai thông tâm trí, mở mang sáng tạo?

Nghe nhạc trong lúc làm việc giúp khai thông tâm trí, mở mang sáng tạo?

Theo Futurism, nhiều người thường cảm nhận âm nhạc giống như một chất xúc tác tuyệt vời cho tâm trạng khi làm việc.

Đăng ngày: 24/10/2018
Lợi ích của nước ép thơm, dứa, khóm

Lợi ích của nước ép thơm, dứa, khóm

Dứa, thơm, khóm có đặc tính kháng viêm, chữa lành vết bầm tím và làm giảm đau viêm khớp. Nó cũng hỗ trợ rất tốt cho việc tiêu hóa.

Đăng ngày: 18/10/2018
Cảnh giác với vật dụng làm từ nhựa đen: Chúng có thể là rác điện tử tái chế chứa kim loại nặng

Cảnh giác với vật dụng làm từ nhựa đen: Chúng có thể là rác điện tử tái chế chứa kim loại nặng

Liệu các chất độc hại trong rác thải điện tử có len lỏi vào thực phẩm, hay được hấp thụ qua da để vào cơ thể con người hay không?

Đăng ngày: 22/07/2018
Chữa lành tổn thương tim ở trẻ sơ sinh nhờ cấy ghép ty lạp thể

Chữa lành tổn thương tim ở trẻ sơ sinh nhờ cấy ghép ty lạp thể

Công nghệ mới do các bác sĩ tại Bệnh viện nhi Boston phát triển, hứa hẹn sẽ đem đến cơ hội sống bình thường, khỏe mạnh cho rất nhiều trẻ sơ sinh bị tổn thương tim.

Đăng ngày: 22/07/2018
Tiêu điểm
Khoa Học News