ADHD có phải là lợi thế của bộ tộc du cư?
Theo một nghiên cứu mới, chứng rối loạn tăng động giảm chú ý (ADHD) có thể có ích đối với nhóm người du cư Kenya. Các nhà khoa học đã chứng minh rằng phiên bản gen DRD4 có liên quan đến ADHD giúp các bộ tộc du cư khỏe mạnh hơn nhưng lại gây bệnh suy dinh dưỡng ở họ hàng định cư của họ.
Dan Eisenberg – nghiên cứu sinh ngành nhân chủng học thuộc đại học Northwestern Hoa Kì – đã tiến hành một nghiên cứu phân tích mối tương quan giữa chỉ số trọng lượng cơ thể (BMI) với hai dạng di truyền của gen tiếp nhận dopamine, đặc biệt là dạng lặp lại 48 cặp bazơ trong gen D4 tiếp nhận dopamine (DRD4).
Gen DRD4 mã hóa cơ quan tiếp nhận dopamine – một trong những thông điệp hóa học sử dụng trong não. Theo Eisenberg, “gen này tham gia vào xung thần kinh, hoạt động ban thưởng và cảm giác nghiện”. Một phiên bản của gen DRD4 là “alen 7R” có liên quan đến cảm giác thèm ăn cũng như ADHD. Khi nghiên cứu những người trưởng thành tộc Ariaal tại Kenya (một số người trong đó sống du cư còn những người khác mới chuyển sang định cư), nhóm nghiên cứu tìm hiểu liệu mối liên quan này có được duy trì trong các điều kiện môi trường khác nhau hay không.
![]() |
Một người tộc du cư. (Ảnh: Jason Radak) |
Những người có alen DRD4/7R trong cộng đồng du cư được nuôi dưỡng tốt hơn so với những người có cùng alen DRD4/7R ở cộng đồng định cư. Mặc dù tác động của phiên bản gen dopamine khác nhau mới đây đã được nghiên cứu ở các nước công nghiệp, nhưng rất ít nghiên cứu được tiến hành ở các nước phi công nghiệp, hay các điều kiện sống như khu vực người Ariaal đang sinh sống khi mà những môi trường như thế có thể có nhiều điểm tương đồng với môi trường mà đa phần quá trình tiến hóa gen ở người xảy ra.
Eisenberg giải thích: “Alen DRD4/7R có liên quan đến cảm giác thèm thức ăn và ma túy, muốn tìm kiếm cái mới lạ cũng như cả triệu chứng ADHD. Có thể trong môi trường du cư, một cậu bé mang gen này sẽ có khả năng bảo vệ hiệu quả đàn thú nuôi trước những kẻ đột kích hay bảo vệ nguồn nước cũng như thực phẩm địa phương. Nhưng khả năng nói trên sẽ không phát huy hiệu quả được như thế đối với các nghề vùng định cư ví dụ như giảng dạy, đồng áng hay bán hàng”.
Kết quả nghiên cứu cho thấy khác biệt hành vi ví dụ như ADHD có liên quan đến gen DRD4 ít hay nhiều có phụ thuộc vào môi trường sống. Nghiên cứu cách thức nó xảy ra đối với trẻ em Ariaal sẽ được tiến hành trong một tương lai gần.
Bài viết tham khảo:
Dan T.A. Eisenberg, Benjamin Campbell, Peter B. Gray and Michael D. Sorenson. Dopamine receptor genetic polymorphisms and body composition in undernourished pastoralists: An exploration of nutrition indices among nomadic and recently settled Ariaal men of northern Kenya. BMC Evolutionary Biology, (in press)

8 loại ký sinh trùng có nguy cơ lẩn trốn trong thức ăn bạn ăn hàng ngày
Nếu không cẩn thận, bạn hoàn toàn có thể ăn phải những ký sinh trùng này mà không hề hay biết.

Chanh ngón tay - Loại chanh giống trứng cá hồi đắt nhất thế giới
Giá thành cho 1kg của loại quả này tới hàng triệu đồng nhưng giới nhà giàu Trung Quốc vẫn săn lùng đặt mua cho bằng được.

Loại đào "tiến vua" có gì đặc biệt mà có giá bán tới hàng chục, hàng trăm triệu đồng?
Đào Thất thốn là một loại đào cảnh cổ, hiếm và có sức sống rất mãnh liệt. Cây có dáng lùn, lá to, dài, có màu xanh đậm, từ gốc đến cành đều sùi phồng, nổi những u, mấu xù xì tạo nên vẻ cổ kính, phong trần.

Những loài ký sinh kinh dị trên cơ thể người
Cơ thể người là một mảnh đất màu mỡ cho các loài “quái vật” kinh dị ký sinh. Chúng ăn, ở, sinh sôi nảy nở và sau đó quay lại làm hại chúng ta.

Cận cảnh quá trình ve sầu "thoát xác"
Trong một dịp đi nghiên cứu về các loài sinh vật, côn trùng, nhà nhiếp ảnh Thomas Marent đã may mắn chứng kiến quá trình một chú ve sầu lột xác.

Nguyên nhân biến chuồn chuồn từ vàng thành đỏ
Cân bằng hoá học giữa các sắc tố trong bụng chuồn chuồn xác định màu sắc của chúng. Khi có chất oxi hoá, những tế bào này vàng và khi có mặt chất khử, chúng trở thành đỏ.
