Ai Cập công bố hai tượng pharaoh khổng lồ

Các nhà khảo cổ học tại thành phố Luxor, thành phố mang dấu ấn lịch sử của Ai Cập, đã công bố hai bức tượng cổ đại khổng lồ của Pharaoh Amenhotep III, vị pharaoh thứ chín của Vương triều thứ 18 Ai Cập cổ đại thời Tân vương quốc, một thời đại vàng son trong lịch sử đất nước Kim tự tháp.

Một trong hai bức tượng mới được phục dựng cao hơn 11m và nặng 250 tấn. Cả hai bức tượng này đang hiện diện tại đền thờ của Pharaoh Amenhotep III cùng hai bức tượng nổi tiếng khác, vốn được biết đến dưới cái tên “hai bức tượng khổng lồ của Memnon”, cao 16m, được làm từ đá thạch anh và thể hiện hình ảnh Amenhotep III ngồi trên ngai vàng.

Ai Cập công bố hai tượng pharaoh khổng lồ
Hai bức tượng mới được phục dựng và công bố của Ai Cập

Nhà khảo cổ học người Đức Hourig Sourouzian, người đứng đầu dự án bảo tồn đền Amenhotep III, đứng ra chủ trì buổi công bố này.

Trong quá trình tiến hành khai quật tại địa điểm đền Amenhotep III, các nhà khoa học đã phát hiện hai bức tượng mới này trong tình trạng là các mảnh vỡ. Sau đó chúng được chuyển trở lại về vị trí cũ và được phục dựng trở lại.

Theo Quỹ Tượng đài Thế giới (WMF), đền Amenhotep III được dựng lên từ khoảng năm 1390 - 1353 TCN, dành cho pharaoh Amenhotep III. Ngôi đền rộng 100m và dài 600m. Đáng tiếc là đến ngày nay, chỉ còn những phần thấp của ngôi đền này còn tồn tại. "Hai bức tượng khổng lồ của Memnon" đánh dấu lối vào của đền Amenhotep III là những phần còn sót lại nổi bật nhất của nơi từng là một trong những địa điểm thu hút nhất trong số tất cả các tượng đài của thành phố Thebes, Ai Cập cổ đại.

Theo WMF: “cấu trúc của ngôi đền này ban đầu bị các trận động đất phá hủy, và bởi vì địa điểm này chưa bao giờ được khai quật một cách đầy đủ, nên nó trở thành nơi phát triển của thảm thực vật, bị các trận lũ theo mùa và hoạt động phát triển nông nghiệp đe dọa”.

Ngoài ra, sự gia tăng lượng muối bề mặt do mạch nước ngầm dâng cao, hệ quả của việc xây dựng đập Aswan trong những năm 1960 cũng là một trong những nguyên nhân góp phần phá hủy địa điểm này.

Thành phố Luxor nằm cách thủ đô Cairo 635km, bị dòng Nile chia cắt thành hai khu vực, thường được biết đến dưới cái tên bờ đông và bờ tây. Khu vực bờ tây là quê hương của một số những ngôi đền và tượng đài cổ đại vô giá nhất của “đất nước kim tự tháp”.

Việc công bố hai bức tượng mới diễn ra vào thời điểm ngành du lịch Ai Cập đang vật lộn để tự thoát khỏi tình cảnh khó khăn do những bất ổn chính trị kể từ vụ lật đổ Tổng thống Hosni Mubarak năm 2011.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Sóng nhiệt mùa hè tiết lộ một vòng tròn 5.000 năm tuổi ở Ireland

Sóng nhiệt mùa hè tiết lộ một vòng tròn 5.000 năm tuổi ở Ireland

Một đợt hạn hán ở Ireland có lẽ đã khiến hoa màu khô héo, nhưng nó cũng mang lại một điểm tích cực, ít nhất là với các nhà sử học.

Đăng ngày: 23/07/2018
Xưởng gốm lâu đời nhất thời Cổ Vương quốc Ai Cập

Xưởng gốm lâu đời nhất thời Cổ Vương quốc Ai Cập

Xưởng gốm có niên đại cách đây khoảng 4.500 năm được giới khảo cổ phát hiện trong quá trình tu bổ đền Kom Ombo.

Đăng ngày: 23/07/2018
Giả thuyết phụ nữ cuồng loạn vì thiếu sex trong giấy cói cổ

Giả thuyết phụ nữ cuồng loạn vì thiếu sex trong giấy cói cổ

Các nhà khoa học giải mã bí ẩn cuộn giấy cói cổ có niên đại 2.000 năm trong bộ sưu tập của Đại học Basel, Thụy Sĩ, theo Live Science.

Đăng ngày: 21/07/2018
Giật mình chuyện tấn công tình dục thời Ai Cập cổ đại

Giật mình chuyện tấn công tình dục thời Ai Cập cổ đại

Mảnh giấy cói 3.000 năm tuổi của người Ai Cập cổ đại mới được các chuyên gia tìm thấy là một phần của tài liệu có tên gọi Papyrus Salt 124.

Đăng ngày: 20/07/2018
Phát hiện hóa thạch khủng long bọc giáp đầu gai ở Mỹ

Phát hiện hóa thạch khủng long bọc giáp đầu gai ở Mỹ

Các nhà cổ sinh vật học tỏ ra bối rối khi lần đầu khai quật hóa thạch khủng long bọc giáp đầu đầy gai nhọn ở bang Utah, Mỹ, theo Live Science.

Đăng ngày: 20/07/2018
Ai Cập mở nắp quan tài đá cổ 2.000 năm

Ai Cập mở nắp quan tài đá cổ 2.000 năm

Chiếc quan tài đồ sộ màu đen bí ẩn không chứa xác Alexander Đại đế hay lời nguyền chết chóc như suy đoán trước đó.

Đăng ngày: 20/07/2018
Rắn non chết cứng trong nấm mộ hổ phách 99 triệu năm

Rắn non chết cứng trong nấm mộ hổ phách 99 triệu năm

Con rắn non bò ra khỏi vỏ cách đây 99 triệu năm ở Đông Nam Á không có cơ hội lớn lên. Thay vào đó, nó bị nhựa cây rơi trúng và cuối cùng chết cứng trong nấm mộ hổ phách.

Đăng ngày: 19/07/2018
Tiêu điểm
Khoa Học News