Ai Cập phát hiện một trong những làng cổ nhất ở đồng bằng sông Nile
Ngôi làng cổ được phát hiện ở khu vực Tell el-Samara, thuộc thời kỳ đồ đá mới, nơi tồn tại đến triều đại thứ 2 của Ai Cập cổ đại.
Ngày 2/9, Bộ Cổ vật của Ai Cập thông báo, một phái đoàn gồm các chuyên gia Ai Cập và Pháp vừa phát hiện ra một trong những ngôi làng cổ nhất ở vùng đồng bằng sông Nile của nước này.
Bức ảnh do Bộ Cổ vật của Ai Cập công bố sau khi phát hiện một trong những ngôi làng cổ nhất ở đồng bằng sông Nile.
Phái đoàn chuyên gia đã tiến hành khai quật các tàn tích còn sót lại tại khu định cư thuộc thời kỳ đồ đá mới ở khu vực Tell el-Samara, nơi tồn tại đến triều đại thứ 2 của Ai Cập cổ đại. Nhóm nghiên cứu đang trông đợi các mẫu phân tích qua công nghệ tiên tiến sẽ giúp cung cấp những hiểu biết quan trọng về các quần thể đầu tiên của đồng bằng sông Nile, cũng như nguồn gốc của hoạt động nông nghiệp và chăn nuôi ở Ai Cập.
Nhà khảo cổ học người Pháp Frederic Gio, người đứng đầu phái đoàn khảo cổ, cho biết các hầm chứa xương động vật, thực vật còn sót lại, chậu và dụng cụ bằng đá đã được nhóm nghiên cứu phát hiện. Điều này cũng chứng tỏ các cộng đồng dân cư từng tồn tại ổn định tại khu vực đồng bằng sông Nile vào khoảng năm 5000 trước công nguyên.
Đoàn công tác đã tới làm việc tại khu vực Tell el-Samara ở tỉnh Dakahlyia của Ai Cập từ năm 2015.
Một khu định cư duy nhất khác được phát hiện từ thời kỳ đồ đá mới là thị trấn Sais ở phía Tây đồng bằng sông Nile, nơi đã được Hiệp hội thăm dò Ai Cập tiến hành khai quật.

Nguồn gốc thực sự của Bức tường thành Jerusalem
Lịch sử của một trong những địa điểm linh thiêng nhất thế giới đối với cả người Do Thái và người Hồi Giáo có lẽ sẽ phải được viết lại sau một khám phá bất ngờ của các nhà khảo cổ Israel.

Bí ẩn về những năm cuối cùng của voi ma mút
Một nhà nghiên cứu người Hà Lan đã xem xét hàm của voi răng mấu thời tiền sử. Hóa thạch 2,5 triệu tuổi này có thể cung cấp hiểu biết về nguyên nhân tuyệt chủng của voi nguyên thủy.

Trung Quốc phát hiện một kho báu lớn niên đại hơn 300 năm
Theo ước tính của các nhà khảo cổ, giá trị của kho báu lên tới hơn 12.000 tỷ đồng.

Tổ tiên của loài chim - Chim thủy tổ (Archaeopteryx)
Loài chim tiến hóa ra sao? Đây là một đề tài khó của khoa học. Chim có bộ xương mềm yếu lại bay ở trên không, ít có dịp hóa thạch, nên tài liệu hóa thạch về gốc gác loài chim rất hiếm, cả thế giới chỉ mới p

Bằng chứng cho thấy con người tiến hóa từ cá
Mới đây, các nhà cổ sinh vật học đã tìm ra mối liên hệ giữa vây cá và tay người, góp phần khẳng định nguồn gốc tiến hóa từ cá của chúng ta.

Hé lộ gương mặt thật của Chúa Jesus
Bằng công nghệ hiện đại, các khoa học gia đã tạo nên một phiên bản "hợp lý" hơn về gương mặt của Chúa Jesus.
