Akhenaten - Pharaoh dị giáo nổi tiếng của Ai Cập cổ đại

Pharaoh Akhenaten hay Amenhotep IV là người chuyển đổi tôn giáo Ai Cập từ đa thần giáo sang thờ cúng một vị thần duy nhất tên Aten.

Theo Ancient Origins, pharaoh Thutmose IV, ông nội của Akhenaten, kết hôn với con gái của vua Mitanni. Có lẽ cuộc hôn nhân này đã góp thêm yếu tố ngoại tộc vào tôn giáo Ai Cập, thúc đẩy Akhenaten phát triển dị giáo.

Tuthmose IV bắt đầu tôn thờ thần Mặt Trời Heliopolis, chống lại thần Amun-Ra trong truyền thống của Ai Cập. Các thầy tư tế thờ thần Amun-Ra cho rằng họ là một phần của thần Ra. Điều này giúp họ nắm giữ quyền lực lớn. Thông qua thần linh, họ không chỉ kiểm soát đất nước Ai Cập mà còn kiểm soát các vị vua.

Khi lên ngôi, pharaoh Amenhotep III, cha của Akhenaten, thể hiện quyền lực chính trị của mình bằng cách đưa một quý tộc tên Ramose lên thay vị trí của thầy tư tế tiền nhiệm. Ông từng bước vượt qua các thầy tư tế, có những tác động tích cực đối với sự chia rẽ tôn giáo trong nước. Điều này ảnh hưởng tới các thành viên trong Hoàng gia và Akhenaten bắt đầu triều đại cai trị với mục tiêu và lý tưởng giống cha mình.

Akhenaten - Pharaoh dị giáo nổi tiếng của Ai Cập cổ đại
Akhenaten tôn thờ thần Aten. (Ảnh: Ancient Origins).

Akhenaten cho xây dựng điện thờ tại Karnak, trang trí lối vào phía nam bằng hình ảnh ông đang thờ thần Ra. Đồng thời, ông cũng xây dựng một đền thờ dành riêng cho thần Aten tại phía đông của khu chính điện. Điều này cho thấy ông hiểu và tôn trọng tính chính thống của thần Amun-Ra nhưng cũng bảo vệ lập trường tôn giáo của chính mình. Ông muốn nó được chấp nhận và tín nhiệm tại Ai Cập.

Dù điện thờ bị phá dỡ sau khi Akhenaten qua đời nhưng những tàn tích này cho thấy một khuynh hướng nghệ thuật mới theo phong cách Amarna. Chữ viết trên các bức tường cho thấy sự hiện diện đồng thời của các vị thần truyền thống và vị thần mà Akhenaten tôn thờ.

Akhenaten đã áp dụng tô thuế đối với đền thờ. Đây là một điều không bình thường. Triều thần, giới quý tộc, thợ thủ công và thương nhân đều phải đóng thuế và tiền thuế được sử dụng cho các đền thờ thần Aten.

Akhenaten cũng cho di rời cung điện từ Thebes tới thành phố Amarna. Nguyên nhân của sự di rời này vẫn còn là điều bí ẩn. Phần lớn học giả cho rằng đó là do cuộc xung đột giữa thầy tư tế thờ thần Amun và Akhenaten.

Akhenaten không cho phá hủy các đền thờ cổ trước đó. Tôn giáo của ông không hề ảnh hưởng tới các đền thờ cổ. Thực chất, người Ai Cập cổ không hề có tôn giáo. Tôn giáo của người Ai Cập cổ đại luôn thay đổi khi cần thiết, dựa trên những truyền thống lâu đời.

Năm 12 là một năm quan trọng trong triều đại của Akhenaten. Trong năm đó, sứ giả các nước láng giềng mang đến Ai Cập rất nhiều cống phẩm và hơn hết, lập trường tôn giáo của Akhenaten bắt đầu có hiệu lực. Akhenaten không chỉ thờ cúng thần Mặt Trời mà còn hiểu rõ về vai trò của Mặt Trời trong việc duy trì sự sống.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Sự tích ông Công ông Táo

Sự tích ông Công ông Táo

Theo tục lệ cổ truyền của người Việt, cứ đến 23 tháng Chạp hằng năm là mọi nhà đều làm lễ cúng ông Công ông Táo để tiễn Táo quân lên chầu trời.

Đăng ngày: 28/01/2019
Lịch sử ra đời của World Cup

Lịch sử ra đời của World Cup

Giải lần đầu tiên được tổ chức vào năm 1930, và chỉ bị gián đoạn 2 lần vào các năm 1942 và 1946 do chiến tranh thế giới thứ hai.

Đăng ngày: 13/06/2018
Tim hiểu các Vua Hùng sống thọ hơn 150 tuổi?

Tim hiểu các Vua Hùng sống thọ hơn 150 tuổi?

Sự thật về 18 đời Vua Hùng đến nay vẫn còn là ẩn số đối với lịch sử Việt Nam, cần được các nhà khoa học nghiên cứu thêm để thống nhất.

Đăng ngày: 12/05/2018
48 giờ cuối cùng của chiến tranh Việt Nam

48 giờ cuối cùng của chiến tranh Việt Nam

Sài Gòn những giờ phút cuối của cuộc chiến tranh bao trùm một không khí "vừa thanh thản vừa sợ hãi" khi hàng nghìn người tìm cách rời thành phố, nhưng ở những góc khác, cuộc sống thường nhật vẫn tiếp diễn.

Đăng ngày: 30/04/2018
Ai chọn 10/3 là ngày giỗ tổ Hùng Vương?

Ai chọn 10/3 là ngày giỗ tổ Hùng Vương?

Giỗ tổ Hùng Vương là ngày lễ truyền thống có từ lâu đời của dân tộc ta. Ai là người đã quyết định lấy 10/3 là ngày giỗ tổ của người Việt?

Đăng ngày: 25/04/2018
Lịch sử và ý nghĩa của ngày 30/4 và 1/5

Lịch sử và ý nghĩa của ngày 30/4 và 1/5

Ngoài 30/4 là ngày lễ lớn ở Việt Nam thì sau năm 1886 cả thể giới có thêm ngày 1/5 là ngày Quốc tế Lao động và ngày 1/5 cũng là lễ lớn ớ Việt Nam sau này.

Đăng ngày: 19/04/2018
10 điều ít biết về thủ lĩnh Mông Cổ Thành Cát Tư Hãn khét tiếng

10 điều ít biết về thủ lĩnh Mông Cổ Thành Cát Tư Hãn khét tiếng

Thành Cát Tư Hãn là người sáng lập đế chế Mông Cổ bao la. Ông là một nhà lãnh đạo lỗi lạc, một nhà quân sự tài ba được cả thế giới biết đến nhưng cuộc đời ông còn không ít những bí ẩn chưa lời giải đáp. Cùng tìm hiểu về những sự thật bất ngờ về vị Khả hãn Mông Cổ tài ba nhưng khét tiếng tàn bạo này.

Đăng ngày: 30/03/2018
Tiêu điểm
Khoa Học News