"Albert bé nhỏ" - Một trong những thí nghiệm khủng khiếp nhất trong lịch sử

Trong lịch sử, con người đã thực hiện nhiều thí nghiệm nổi tiếng, trong số đó không thể không kể đến thí nghiệm hết sức kinh dị mang tên "Albert bé nhỏ".

Năm 1920, John Watson một nhà tâm lý học luôn bị ám ảnh bởi nghiên cứu về phản xạ có điều kiện của Ivan Pavlov, đồng thời cũng là cha đẻ của thuyết hành vi, và luôn có chủ trương dùng những trẻ mồ cô tham gia vào các nghiên cứu của mình.

Albert bé nhỏ - Một trong những thí nghiệm khủng khiếp nhất trong lịch sử
Bé trai chín tháng tuổi Albert đã tham gia thí nghiệm.

Ông muốn kiểm tra xem nỗi sợ là bẩm sinh hay là phản xạ có điều kiện bởi vậy ông đã lựa chọn một đứa trẻ 9 tháng tuổi có tên Albert, là con của một y tá trong bệnh viện.

Sau khi liên lạc với mẹ của Albert, Watson đã nói chuyện với cô về thí nghiệm và rằng con của cô sẽ có một phần thưởng mỗi ngày, nhưng cụ thể thí nghiệm được diễn ra như thế nào thì ông tuyệt nhiên không giải thích.

Bé trai chín tháng tuổi Albert, hay còn được gọi bằng cái tên "Albert bé nhỏ" đã tham gia thí nghiệm. Lúc đầu, Watson thường tặng những con vật nhỏ như chó con, thỏ con hay những con chuột bạch làm quà tặng cho chú bé. Albert lúc đầu rất thích chúng và không tỏ ra sợ hãi chút nào. Sau bài kiểm tra cảm xúc cơ bản, Watson đã kết luận rằng Albert không sợ động vật nhỏ.

Hai tháng sau, Watson mới chính thức bắt tay vào cuộc thí nghiệm "ghê rợn" của mình. Watson đưa một con chuột bạch tới cho Albert. Bất cứ khi nào cậu bé chạm vào con chuột, Watson sẽ tạo ra một âm thanh to phía sau lưng bé bằng cách gõ búa vào thanh thép treo trên cao khiến cả cậu bé và con chuột đều hoảng sợ.

Lúc này, Albert bắt đầu gào khóc và tỏ ra rất sợ âm thanh to. Tình trạng này được lặp lại nhiều lần sau đó, còn Albert thì bắt đầu tỏ ra sợ hãi chú chuột và bò lên, gào khóc vì sợ hãi mỗi khi chú chuột xuất hiện.

Sau đó, Watson phát hiện ra rằng Albert không chỉ sợ chuột bạch mà nỗi sợ hãi ấy của cậu bé cũng bắt đầu khái quát quát hóa, ngay cả đối với những chú chó con, áo khoác lông có màu trắng, bông, v.v., tất cả những thứ có lông đều làm cho cậu bé sợ hãi.

Albert bé nhỏ - Một trong những thí nghiệm khủng khiếp nhất trong lịch sử
Thí nghiệm "Albert bé nhỏ" sau đó đã gây ra những cuộc phản biện rộng rãi chủ yếu là về đạo đức của thí nghiệm.

Thông qua thí nghiệm này, Watson đã chứng minh rằng cảm xúc sợ hãi có thể được học thông qua các phản xạ có điều kiện. Nhưng trước khi Watson có thể tiếp tục thí nghiệm, ai đó đã mang Albert đi.

Điều khiến nhiều người căm phẫn là việc các nhà khoa học đã khiến em nhỏ phải chịu những tổn thương tâm lý và cả thể xác khi tai các em còn quá mỏng manh.

Thí nghiệm "Albert bé nhỏ" sau đó đã gây ra những cuộc phản biện rộng rãi trong thế giới học thuật, chủ yếu là về đạo đức của thí nghiệm.

Kể từ thí nghiệm này, Hiệp hội Tâm lý học Hoa Kỳ đã phát triển một quy tắc thực nghiệm, cấm mọi người tiến hành các thí nghiệm phi đạo đức để đảm bảo vấn đề đạo đức cho các thử nghiệm khoa học.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Tìm hiểu về lễ hội Halloween

Tìm hiểu về lễ hội Halloween

Ngày lễ Halloweem xuất phát từ một nghi lễ ở các nước phương Tây, vào ngày 31/10 hàng năm, ngay đêm trước lễ các thánh Nam Nữ.

Đăng ngày: 29/10/2019
Lễ hội ma Halloween và những điều bạn chưa biết

Lễ hội ma Halloween và những điều bạn chưa biết

Halloween là lễ hội thường niên diễn ra vào cuối tháng 10 đầu tháng 11, nhưng đó là lễ hội để tưởng niệm cái gì? Tại sao người ta phải hoá trang và ăn mặc gớm ghiếc đến thế?

Đăng ngày: 29/10/2019
Điểm danh những thành phố sạch nhất thế giới

Điểm danh những thành phố sạch nhất thế giới

Nhờ có những quy định nghiêm ngặt liên quan đến xử lý rác, có không khí trong lành với nhiều cây xanh... đã giúp những thành phố này trở thành thành phố sạch.

Đăng ngày: 03/10/2019
Ngô là trái cây, rau hay ngũ cốc?

Ngô là trái cây, rau hay ngũ cốc?

Ngô (bắp) là trái cây, rau hay ngũ cốc? Câu hỏi tưởng như rất ngô nghê của trẻ con nhưng chắc chắn nhiều người lớn sẽ không biết trả lời.

Đăng ngày: 02/10/2019
Vì sao đèn xi nhan lại có màu da cam?

Vì sao đèn xi nhan lại có màu da cam?

Vào năm 1938, bằng sáng chế về đèn báo rẽ chính thức được cấp, ngay lập tức các nhà sản xuất ôtô, xe máy liền trang bị hệ thống này lên phương tiện của mình.

Đăng ngày: 02/10/2019
Tại sao chúng ta không ngầm hóa hết dây điện?

Tại sao chúng ta không ngầm hóa hết dây điện?

Việc di chuyển dây điện xuống lòng đất có thể giúp tránh được nguy hiểm khi có bão. Tuy nhiên, việc ngầm hóa lưới điện cũng có những vấn đề riêng.

Đăng ngày: 02/10/2019
Giải bí ẩn loạt kim loại ma quái nhất thế giới

Giải bí ẩn loạt kim loại ma quái nhất thế giới

Những vật liệu kim loại ma quái, chống chọi lại các quy luật vật lý đã được chế tạo ra. Sự thực thú vị sau những kim loại ma thuật này là gì?

Đăng ngày: 01/10/2019
Tiêu điểm
Khoa Học News