Ám ảnh vì thế giới ngập trong rác thải nhựa

Bạn sẽ chọn cứu lấy hành tinh mình đang sống hay vì tiện lợi mà lại tiếp tục sử dụng chai nhựa, túi nilon? Đó cũng là tên chiến dịch vì môi trường mới nhất của tạp chí National Geographic.

Chiến dịch mang tên Planet or Plastic? gồm những hình ảnh gây sốc về tình trạng rác thải nhựatràn ngập trên toàn cầu, từ đại dương sâu thẳm đến châu Phi xa xôi.

Ám ảnh vì thế giới ngập trong rác thải nhựa
Bìa ấn phẩm mới nhất của National Geographic gây ấn tượng mạnh cho người xem.

"Mỗi ngày trôi qua các nhà thám hiểm, nhà nghiên cứu và nhiếp ảnh gia của chúng tôi lại tận mắt chứng kiến sự tàn phá của các sản phẩm nhựa dùng một lần đối với đại dương của chúng ta, và tình hình ngày càng trở nên khốc liệt", ông Gary E. Knell - giám đốc điều hành của National Geographic Partners nhận định.

"Thông qua Planet or Plastic? chúng tôi muốn chia sẻ những câu chuyện về cuộc khủng hoảng ngày càng tăng này... và nâng cao nhận thức của người dân trên thế giới về cách loại bỏ nhựa dùng một lần và ngăn chặn chúng xâm nhập vào đại dương của chúng ta".

Theo thống kê, mỗi năm con người thải ra 9 triệu tấn chất thải nhựa. Loại rác này gây ảnh hưởng lâu dài cho môi trường và sức khỏe con người, nhất là khi chúng tan thành các hạt nhỏ và xâm nhập vào chuỗi thức ăn của chúng ta.

Ám ảnh vì thế giới ngập trong rác thải nhựa
Rác thải nhựa dưới đáy biển - (Ảnh: David Jones/ National Geographic).

Ám ảnh vì thế giới ngập trong rác thải nhựa
Sinh vật biển bị rác nhựa bủa vây - (Ảnh: OHN JOHNSON).

Ám ảnh vì thế giới ngập trong rác thải nhựa
Rác thải tràn ngập một con sông, đa số là rác nhựa - (Ảnh: ABDUL HAKIM/NATIONAL GEOGRAPHIC).

Ám ảnh vì thế giới ngập trong rác thải nhựa
Một con cò ở Tây Ban Nha bị túi nilon quấn lấy và may mắn được nhiếp ảnh gia giải cứu. Phải sau hàng trăm năm chiếc túi nilon này mới phân rã hoàn toàn - (Ảnh: John Cancalosi/ National Geographic).

Ám ảnh vì thế giới ngập trong rác thải nhựa
Rác thải nhựa dưới chân một cây cầu bắc qua sông Buriganga, Bangladesh - (Ảnh: Randy Olson/National Geographic).

Ám ảnh vì thế giới ngập trong rác thải nhựa
Phần lớn rác thải nhựa hiện không được tái chế - (Ảnh: Jayed Hasen/National Geographic).

Ám ảnh vì thế giới ngập trong rác thải nhựa
Một con cua ở Okinawa, Nhật Bản 'bọc' mình trong một cái nắp chai - (Ảnh: Shawn Miller).

Ám ảnh vì thế giới ngập trong rác thải nhựa
Một con cá ngựa bám vào một cây tăm bông ngoài khơi đảo Sumbawa của Indonesia. Nhiếp ảnh gia nói mình đã ước gì bức ảnh không tồn tại - (Ảnh: Justin Hofman/National Geographic).

Ám ảnh vì thế giới ngập trong rác thải nhựa
Chú khỉ con chơi đùa với vỏ chai nhựa. Theo thống kê cứ mỗi phút lại có gần một triệu chai nước giải khát bằng nhựa được bán ra trên thế giới - (Ảnh: David Higgins/National Geographic).

Ám ảnh vì thế giới ngập trong rác thải nhựa
Linh cẩu kiếm ăn tại một bãi rác ở Harar, Ethiopia - (Ảnh: Brian Lehmann/National Geographic).

Loading...
TIN CŨ HƠN
Mưa axit là gì? Tác hại của mưa axit như thế nào?

Mưa axit là gì? Tác hại của mưa axit như thế nào?

Mưa axit được phát hiện ra đầu tiên năm 1948 tại Thuỵ Điển. Mưa axit là hiện tượng nước mưa có độ chua (pH dưới 5,6) và trong thành phần nước mưa có nitơ và lưu huỳnh.

Đăng ngày: 18/10/2018
Tại sao bầu trời có màu xanh?

Tại sao bầu trời có màu xanh?

Mỗi màu sắc tương ứng với 1 bước sóng, tần số và mang năng lượng khác nhau. Ánh sáng tím có bước sóng ngắn nhất trong dải quang phổ khả kiến. Điều này đồng nghĩa với việc tần số và năng lượng của ánh sáng tím là cao nhất trong dải quang phổ khả kiến.

Đăng ngày: 13/06/2018
Kinh sợ cảnh bầu trời rực cháy như hoả ngục vì núi lửa Hawaii

Kinh sợ cảnh bầu trời rực cháy như hoả ngục vì núi lửa Hawaii

Ảnh chụp cho thấy bầu trời bị nhuộm màu đỏ do dung nham cháy rực ngay trước sân nhà của cư dân.

Đăng ngày: 20/05/2018
Hawaii: Núi lửa Kilauea tạo ra cột tro bụi mịt mù cao đến 9.000 mét

Hawaii: Núi lửa Kilauea tạo ra cột tro bụi mịt mù cao đến 9.000 mét

Cơ quan Theo dõi núi lửa Hawaii cho biết vụ nổ trong miệng núi lửa Halemaumau thuộc núi lửa Kilauea đã tạo ra một đám mây tro bụi cao đến 9.000m và đang theo gió cuốn về phía Tây Bắc.

Đăng ngày: 18/05/2018
Băng lâu năm ở Bắc Cực đang biến mất

Băng lâu năm ở Bắc Cực đang biến mất

Điều này càng làm tăng khả năng xảy ra dự đoán là tới giữa thế kỉ này sẽ không còn một tảng băng nào vào mùa hè trên biển Bắc Cực nữa.

Đăng ngày: 17/05/2018
Ô nhiễm không khí làm tăng nguy cơ phạm tội do căng thẳng

Ô nhiễm không khí làm tăng nguy cơ phạm tội do căng thẳng

Khi con người tiếp xúc với các chất ô nhiễm trong không khí, chúng ta dễ mắc các chứng bệnh nhiễm trùng đường hô hấp, bệnh tim mạch, đột quỵ, ung thư phổi hay cả chứng bệnh mất trí nhớ Alzheimer.

Đăng ngày: 17/05/2018
Loại enzyme kỳ diệu mới sẽ tiêu hủy nhựa như thế nào?

Loại enzyme kỳ diệu mới sẽ tiêu hủy nhựa như thế nào?

Những chai nhựa chúng ta vứt đi hàng ngày sẽ tồn tại đến hàng trăm năm. Đó là một trong những lý do quan trọng vì sao vấn đề ô nhiễm nhựa lại trở nên nghiêm trọng như hiện nay.

Đăng ngày: 16/05/2018
Tiêu điểm
Khoa Học News