Ấn Độ phát triển phương pháp mới tạo nội tạng

Viện Công nghệ Ấn Độ (IITD) phối hợp với Viện Nghiên cứu Y học (AIIMS) đã phát triển một phương pháp mới nhằm tạo ra các cơ quan thay thế cho những cơ quan nội tạng của con người bị mất hoặc suy giảm chức năng hoạt động.

Các kỹ sư IITD đã tạo ra “những bộ khung” (scaffolds) để các tế bào gốc có thể dựa vào đó phát triển thành các mô, từ đó trở thành một cơ quan nội tạng hoàn chỉnh. Các “bộ khung” này được chế tạo từ loại polymer sinh học có khả năng tự hủy hiện đang được thử nghiệm trên động vật tại một viện nghiên cứu ở Paris (Pháp).

Giáo sư Bhuvanesh Gupta, lãnh đạo nhóm nghiên cứu cho biết khi nghiên cứu trên nếu thành công sẽ tạo bước đột phá trong lĩnh vực cấy ghép cơ quan nội tạng thay thế không xảy ra phản ứng đào thải của cơ thể bệnh nhân đối với cơ quan được ghép bởi cơ quan này được phát triển từ các tế bào gốc lấy ở phần khỏe mạnh của cơ quan cần được thay thế của chính bệnh nhân.


Ảnh minh họa.

Ngoài ra, vấn đề cực kỳ khó khăn trong việc tìm kiếm cơ quan nội tạng thay thế được hiến tặng sẽ được giải quyết một cách dễ dàng. Phương pháp mới cũng sẽ giúp bệnh nhân tim tránh được các phẫu thuật tim phức tạp,...

Kỹ thuật mới sử dụng các sợi polymer sinh học để đan thành những sản phẩm có hình dạng và kích thước giống cơ quan nội tạng cần được thay thế. Chẳng hạn, những cấu trúc có hình ống thì dùng phương pháp tết hoặc bện. Sau khi được hoàn thành, các cấu trúc polymer này được phủ lên bề mặt một lớp protein để các tế bào gốc được cấy lên dễ dàng phát triển. Bằng phương pháp sinh thiết, chỉ cần sử dụng một lượng nhỏ tế bào gốc cũng có thể tạo ra được một cơ quan nội tạng mới hoàn chỉnh.

Sau khi được ghép thay thế bộ phận bị hỏng chức năng trong cơ thể, “bộ khung” của cơ quan mới sẽ tự tiêu trong vòng vài tháng, tạo điều kiện cho cơ quan nội tạng mới hoạt động hoàn toàn bình thường.

Công trình trên là kết quả nghiên cứu 10 năm của các kỹ sư làm việc tại Trung tâm Kỹ thuật sinh học thuộc IITD phối hợp với các giáo sư Trường đại học Uppsala (Thụy Điển) và Trường đại học Bordeaux (Pháp)./.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Độc đáo loài xương rồng tự chết để tiếp tục tồn tại và lan rộng khắp sa mạc

Độc đáo loài xương rồng tự chết để tiếp tục tồn tại và lan rộng khắp sa mạc

Không giống các loại xương rồng khác trên thế giới thường phát triển theo chiều dọc, Creeping Devil phát triển theo chiều ngang và nằm trên mặt đất.

Đăng ngày: 10/05/2025
Nguyên nhân biến chuồn chuồn từ vàng thành đỏ

Nguyên nhân biến chuồn chuồn từ vàng thành đỏ

Cân bằng hoá học giữa các sắc tố trong bụng chuồn chuồn xác định màu sắc của chúng. Khi có chất oxi hoá, những tế bào này vàng và khi có mặt chất khử, chúng trở thành đỏ.

Đăng ngày: 09/05/2025
Việt Nam vinh dự sở hữu 3 trong 10 loại quả hiếm nhất thế giới

Việt Nam vinh dự sở hữu 3 trong 10 loại quả hiếm nhất thế giới

Trong danh sách 10 loại trái cây được bình chọn là ngon và hiếm nhất thế giới, thì có tới 5 loại quả xuất hiện ở Việt Nam nhưng trong đó có 3 loại quả có nguồn gốc từ vùng Đông Nam Á.

Đăng ngày: 05/05/2025
Top 10 loại nấm quý hiếm nhất ở Việt Nam

Top 10 loại nấm quý hiếm nhất ở Việt Nam

Hiện nay các loại nấm là món ăn ưa thích của nhiều người. Không chỉ có giá trị dinh dưỡng cao chúng còn là nguyên liệu để chế biến những món ăn hấp dẫn.

Đăng ngày: 04/05/2025
12 loại nấm độc nguy hiểm nhất thế giới

12 loại nấm độc nguy hiểm nhất thế giới

Nếu ăn phải một số loại nấm độc như nấm đôi cánh thiên thần hoặc nấm mũ đầu lâu, con người sẽ bị tổn thương gan, thận, hệ thần kinh, dẫn đến tử vong.

Đăng ngày: 02/05/2025
Con rết

Con rết "dài phá kỷ lục thế giới" ở Đà Nẵng

Anh Vũ Hồng Phương, 28 tuổi ở đường Nguyễn Tri Phương, phường Thạc Rán, quận Thanh Khê, TP Đà Nẵng cho biết, cách đây vài ngày anh có thấy một con rết chạy vào sân nhà.

Đăng ngày: 01/05/2025
Hàng loạt cây cảnh chứa chất độc chết người

Hàng loạt cây cảnh chứa chất độc chết người

Các nhà sinh học cảnh báo trong số cây cảnh trồng trong nhà có nhiều loại cây chứa độc tố gây chết người nếu ăn phải.

Đăng ngày: 29/04/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News