Ấn Độ sản xuất điện từ tre
Theo tờ Indo-Asian News Service của Ấn Độ số ra ngày 20/8, Ấn Độ sẽ xây dựng một nhà máy điện "xanh" chạy bằng tre tại bang Mizoram với chi phí 28,5 triệu rupee, nhằm góp phần đáp ứng nhu cầu năng lượng của khu vực đông bắc nước này.
Rừng tre ở Mizoram (Ảnh: mizobamboo.nic.in)
Nhà điều phối Benjamin L.Tlumtea thuộc Cơ quan Phát triển Năng lượng Zoram, cho biết dự án tiết kiệm chi phí nói trên do Viện Khoa học Ấn Độ có trụ sở tại Bangalore và công ty tư nhân Công nghệ Năng lượng Khoa học Ankur khởi xướng. Tre sau khi được chặt và sấy khô sẽ được dùng để sản xuất khí đốt và cuối cùng chuyển hoá thành điện năng. Mizoram sẽ dành khoảng 9.000 km2 đất để trồng tre với sản lượng ước đạt 3,2 triệu tấn/năm.
Hiện tại, Ấn Độ là nước sản xuất tre lớn thứ 2 thế giới sau Trung Quốc, với sản lượng khoảng 80 triệu tấn/năm, trong đó hơn 50% là ở khu vực đông bắc.

Công nghệ tàng hình là gì? Nó hoạt động thế nào?
Bạn đã từng nghe đến máy bay tàng hình, tàu ngầm tàng hình nhưng bạn có biết nghĩa của tàng hình ở đây thực sự là gì?

Công nghệ nano và những ứng dụng của công nghệ nano
Thuật ngữ công nghệ Nano (nano technology) chỉ việc nghiên cứu, học tập, tổng hợp và sử dụng các loại vật liệu, thiết bị hay kể cả các hệ thống có kích thước cỡ nano (1 phần tỷ mét).

Nano trong một thế giới cực nhỏ
Khoa học và công nghệ nano (nanoscience and nanotechnology) là một bộ môn khảo sát, tìm hiểu đặc tính những vật chất cực nhỏ, để thao tác (manipulate), chồng chập những vật chất này, xây dựng vật thể to hơn.

Khám phá siêu vật liệu Aerogel của tương lai
Con người luôn đi tìm kiếm và chế tạo ra những vật liệu mới với những tính năng ưu việt trong đó có 'khí đóng băng' Aerogel. Theo những tin khoa học mới gần đây, Aerogel có thể sẽ là loại siêu vật liệu tiềm năng của tương lai.

"Trí tuệ nhân tạo" AlphaGo là gì mà khiến con người thán phục?
AlphaGo là gì? Tại sao AlphaGo lại được nhiều người quan tâm như vậy? Điều gì đã khiến cho bộ máy nhân tạo AlphaGo chiến thắng một kiện tướng cờ vây nhiều năm kinh nghiệm?

Điện thoại giúp nhìn xuyên thấu mọi chất liệu
Các nhà nghiên cứu tại viện công nghệ UT Dallas mới đây đã biến những chiếc điện thoại cầm tay thành thiết bị giúp người dùng có thể nhìn xuyên thấu mọi chất liệu như tường, gỗ, nhựa, giấy…
