Ấn Độ tính đổi hướng sông Hằng để đối phó hạn hán kỷ lục
Dự án lắp đặt các đường ống nước để dẫn nước sông tới khu vực hạn hán có thể giúp chính phủ Ấn Độ giải quyết hạn hán do nắng nóng kỷ lục gây ra.
Ít nhất 330 triệu người dân Ấn Độ đang chịu ảnh hưởng của hạn hán. Những đợt nắng nóng kéo dài trên khắp Ấn Độ, với nhiệt độ kỷ lục 51 độ C.
Người dân Ấn Độ không có nước ống và tưới tiêu do hạn hán kéo dài. (Ảnh: The Huffington Post).
Theo Uma Bharti, Bộ trưởng Tài nguyên nước Ấn Độ, việc chuyển nước từ những con sông chính như sông Hằng và sông Brahmaputra đến những khu vực hạn hán là ưu tiên hàng đầu của chính phủ. Dự án kết nối các sông (Inter Linking of Rivers - ILR) bao gồm tuyến đường ống nối phục vụ vận chuyển nước, trong đó có 14 tuyến dựa vào nguồn nước của các sông băng trên dãy Himalaya ở phía bắc đất nước và 16 tuyến khác nằm trên bán đảo Ấn Độ, theo BBC.
Các nhà hoạt động vì môi trường đang phản đối dự án do lo ngại ILR sẽ gây ra thảm họa sinh thái nhưng dự án vẫn được triển khai theo lệnh của Tòa án Tối cao Ấn Độ.
"Kết nối các con sông là nhiệm vụ quan trọng bậc nhất của chúng tôi. Chúng tôi nhận được sự ủng hộ của người dân và tôi quyết tâm thực hiện dự án theo tiến độ nhanh", bà Bharti chia sẻ.
Nhiều con sông ở Ấn Độ đang cạn khô nước. (Ảnh: AFP).
Theo bà Bharti, dự án kết nối các con sông là dự án đầu tiên trong lịch sử Ấn Độ kể từ khi giành độc lập vào năm 1947. Ngoài ra, chính phủ cũng đang tiến hành những dự án khác nhằm cung cấp nước uống và nước tưới tiêu trong vài năm tới. ILR sẽ là dự án dài hạn cho phép tưới tiêu 35.000 hectare đất và sản xuất 34.000 megawatt điện.
Sau hai mùa liên tiếp với lượng mưa thấp, Ấn Độ đang hứng chịu một trong những trận hạn hán tồi tệ nhất. Gần một nửa trong số 29 bang của quốc gia này phải đương đầu với khủng hoảng thiếu nước trầm trọng. Những bang bị ảnh hưởng nặng nề nhất là Maharashtra, Uttar Pradesh và Madhya Pradesh, buộc chính phủ liên bang Ấn Độ phải điều tàu hỏa chở nước tới các khu vực này.

Động đất là gì? Động đất được hình thành như thế nào?
Động đất là hiện tượng rung động đột ngột của vỏ Trái đất, mạnh hay yếu tuỳ từng trận (xác định bằng độ Richter).

Những nơi nóng nhất và lạnh nhất trên Trái Đất
Trạm Vostok, đảo Ellesmere, làng Oymyakon, thành phố Bangkok, thung lũng tử thần... là những địa dang nổi tiếng có nhiệt độ thấp và cao kỷ lục.

Thảm họa núi lửa khủng khiếp nhất lịch sử nhân loại
Với sức công phá khoảng 800 triệu tấn TNT, vụ núi lửa Tambora phun trào ngày 10/4/1815 tại Sumbawa, Indonesia là vụ nổ gây chấn động lớn nhất trong lịch sử nhân loại.

Những điều bạn chưa biết về hiện tượng mặt trời giả
Hiện tượng Mặt Trời giả hay Mặt Trời ma, có tên khoa học là parhelion (số nhiều là parhelia). Đây là một hiện tượng khí quyển, là các đốm sáng, thường thấy trên các cạnh của Quầng bên cạnh Mặt Trời.

Vì sao biển thường có màu xanh?
Glenn Smith, giáo sư tại Viện Công nghệ Georgia (Mỹ), đã giải thích vấn đề này như sau: nước biển thật ra không màu nhưng do nó phản chiếu màu xanh của bầu trời nên chúng ta thường thấy chúng có màu xanh, do vậy lúc bầu trời có nhiều đám m&ac

Núi lửa là gì? Núi lửa được hình thành như thế nào?
Núi lửa đã gây ra rất nhiều ảnh hưởng đến đời sống của những người đang sống trong vùng gần cửa miệng của hiện tượng này. Nhưng đã bao giờ bạn tử hỏi núi lửa là gì không?
