An Giang và Kandal hợp tác phòng chống lụt bão

Ngày 5/11, Hội thảo xây dựng kế hoạch hợp tác xuyên biên giới trong phòng chống lụt bão khẩn cấp giữa hai tỉnh An Giang và Kandal (Campuchia) đã diễn ra tại tỉnh An Giang.

Tại hội thảo, ông Chum Vuthy, Quản lý dự án ADPC (Trung tâm phòng chống thiên tai châu Á) tại Campuchia đã nêu kế hoạch phòng chống lụt bão và quản lý tình huống khẩn cấp chung của 2 tỉnh Kandal và An Giang như hợp tác tìm kiếm cứu nạn chung trong tình huống khẩn cấp do lũ sông Mekong, chia sẻ và truyền tải thông tin dự báo và cảnh báo lũ sớm trong mùa lũ; hợp tác trong chăm sóc sức khỏe...


Đất đai bị sạt lở do lũ. (Ảnh internet)

Hợp tác xây dựng các kè chống sạt lở dọc khu vực biên giới 2 tỉnh Kandal và An Giang và xây dựng cơ chế thủ tục pháp lý hỗ trợ nhân đạo trong tình huống khẩn cấp do lũ sông Mekong cũng được chú trọng.

Hai bên đã thống nhất chia sẻ kiến thức và kinh nghiệm tìm kiếm cứu nạn. Trong mùa lũ (từ tháng 7 đến tháng 10 hàng năm), hai tỉnh hợp tác cứu hộ cứu nạn người dân bị lũ sông Mekong.

Trong tình huống khẩn cấp, chính quyền địa phương, nơi có người dân bị nạn do lũ lưu trú tạm thời, cho phép vận chuyển và cung cấp viện trợ nhân đạo khẩn cấp đến những nạn nhân này.

Chính quyền địa phương hai tỉnh sẽ thảo luận và trao đổi với nhau tìm phương pháp thích hợp ngăn chặn và giảm nhẹ tình trạng xói lở bờ sông, đặc biệt giúp giảm thiểu tác động đến đời sống người dân sinh sống dọc biên giới thường xuyên xảy ra sạt lở.

Hai tỉnh hợp tác triển khai các hoạt động liên quan chăm sóc sức khỏe và ngăn chặn dịch bệnh, đặc biệt là dịch tả và tiêu chảy.

Sở y tế, các bệnh viện, trung tâm y tế dọc biên giới hai tỉnh hợp tác cung cấp vắcxin cho người dân sinh sống dọc biên giới; tổ chức diễn tập chung về phòng chống lụt bão và tìm kiếm cứu nạn.

Hai bên cùng đề nghị Trung tâm phòng chống thiên tai châu Á (ADPC) trình Ủy hội sông Mekong hỗ trợ kinh phí diễn tập chung, xây dựng các biểu mẫu chung để thực hiện trao đổi thông tin dự báo lũ, bão và cảnh báo cho hai bên.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Tại sao nhiệt độ cao khiến máy bay khó cất cánh?

Tại sao nhiệt độ cao khiến máy bay khó cất cánh?

Nhiệt độ gia tăng trên Trái đất đang khiến máy bay khó cất cánh hơn ở một số sân bay, đặt ra thách thức khác cho ngành hàng không dân dụng.

Đăng ngày: 21/04/2025
Tác dụng của hiện tượng núi lửa phun trào

Tác dụng của hiện tượng núi lửa phun trào

Một bản nghiên cứu mới đây đã chỉ ra rằng, núi lửa phun trào có thể giúp giảm bớt ảnh hưởng của hiện tượng Trái đất nóng lên. 

Đăng ngày: 18/04/2025
Động đất là gì? Động đất được hình thành như thế nào?

Động đất là gì? Động đất được hình thành như thế nào?

Động đất là hiện tượng rung động đột ngột của vỏ Trái đất, mạnh hay yếu tuỳ từng trận (xác định bằng độ Richter).

Đăng ngày: 18/04/2025
Những nơi nóng nhất và lạnh nhất trên Trái Đất

Những nơi nóng nhất và lạnh nhất trên Trái Đất

Trạm Vostok, đảo Ellesmere, làng Oymyakon, thành phố Bangkok, thung lũng tử thần... là những địa dang nổi tiếng có nhiệt độ thấp và cao kỷ lục.

Đăng ngày: 17/04/2025
Thảm họa núi lửa khủng khiếp nhất lịch sử nhân loại

Thảm họa núi lửa khủng khiếp nhất lịch sử nhân loại

Với sức công phá khoảng 800 triệu tấn TNT, vụ núi lửa Tambora phun trào ngày 10/4/1815 tại Sumbawa, Indonesia là vụ nổ gây chấn động lớn nhất trong lịch sử nhân loại.

Đăng ngày: 16/04/2025
Những điều bạn chưa biết về hiện tượng mặt trời giả

Những điều bạn chưa biết về hiện tượng mặt trời giả

Hiện tượng Mặt Trời giả hay Mặt Trời ma, có tên khoa học là parhelion (số nhiều là parhelia). Đây là một hiện tượng khí quyển, là các đốm sáng, thường thấy trên các cạnh của Quầng bên cạnh Mặt Trời.

Đăng ngày: 13/04/2025
Vì sao biển thường có màu xanh?

Vì sao biển thường có màu xanh?

Glenn Smith, giáo sư tại Viện Công nghệ Georgia (Mỹ), đã giải thích vấn đề này như sau: nước biển thật ra không màu nhưng do nó phản chiếu màu xanh của bầu trời nên chúng ta thường thấy chúng có màu xanh, do vậy lúc bầu trời có nhiều đám m&ac

Đăng ngày: 11/04/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News