Ảnh đẹp rừng mưa nhiệt đới

Rừng mưa nhiệt đới là nơi sinh sống của một số lượng các loài sinh vật nhiều hơn tất cả các quần xã sinh vật khác cộng lại. Khoảng 80% đa dạng sinh học được biết đến có thể được tìm thấy ở rừng mưa nhiệt đới. 

Ảnh đẹp rừng mưa nhiệt đới

Báo đốm Mỹ là loài có kích thước cơ thể lớn thứ 3 trong họ nhà mèo, sau cọp và sư tử. Loài vật săn mồi này thường chỉ được tìm thấy ở các khu rừng và đầm lầy ở Argentina và phía bắc Mexico.

Ảnh đẹp rừng mưa nhiệt đới

Một số nghiên cứu đã ước lượng rằng các loài kiến tạo ra khoảng 30% sinh khối của toàn bộ các rừng mưa nhiệt đới trên Trái đất, vượt xa sinh khối của các loài động vật có vú. Trong hình là 2 chú kiến cắt lá đang cưa một chiếc lá ở rừng quốc gia Manú ở Peru.

Ảnh đẹp rừng mưa nhiệt đới

Con vẹt này “bị bắt quả tang” đang nhóp nhép bữa lỡ tại rừng mưa nhiệt đới Brazil. Loài vẹt này nổi tiếng với tiếng “cục tác” oang oang, bàn chân có 4 ngón và bộ lông sặc sỡ.

Ảnh đẹp rừng mưa nhiệt đới

2 con khỉ mũ mặt trắng đang chơi đùa trong rừng mưa nhiệt đới Costa Rica. Ngoại trừ những gương mặt quen thuộc của loài này, hầu hết các loài trong rừng mưa nhiệt đới chưa được đặt tên và nghiên cứu.

Ảnh đẹp rừng mưa nhiệt đới

Ếch mắt đỏ sống trên cây. Thức ăn chủ yếu của chúng là côn trùng. May mắn cho chúng, các loài côn trùng chiếm đa số dân số của rừng mưa nhiệt đới.

Ảnh đẹp rừng mưa nhiệt đới

Trăn Nam Mỹ là loài to nhất trong họ nhà trăn. Chúng chỉ sống ở các rừng rậm Nam Mỹ. Chúng có thể đạt chiều dài tới 9m, và trọng lượng 230kg, đường kính cơ thể tới 30cm. Con trăn trên hình được tìm thấy ở gần một bờ sông ở Venezuala.

Ảnh đẹp rừng mưa nhiệt đới

Heo vòi cư trú ở Trung, Nam Mỹ và Đông Nam châu Á. Con heo vòi này đang kiếm ăn ở một mảnh rừng thưa ở Công viên Quốc gia Corcovado ở Costa Rica.

Ảnh đẹp rừng mưa nhiệt đới

Con gấu trúc potot (Kinkajou) này đang nhấm nháp những ngụm mật hoa của cây balsa ở công viên quốc gia Soberania ở Panama. Loài gấu này chỉ cư trú ở những rừng mưa nhiệt đới ở Trung và Nam Mỹ.

Ảnh đẹp rừng mưa nhiệt đới

Ngay cả loài gặm nhấm to xác nhất hành tinh cũng có những phút giây dịu dàng như thế này. Trong hình là một con capybara (loài gặm nhấm Nam Mỹ) đang “hôn” cằm mẹ nó. Trọng lượng trung bình của loài này là 50kg, chúng có thể sống cả trên cạn và dưới nước, ăn các loài thực vật mọc dưới nước.

Ảnh đẹp rừng mưa nhiệt đới

Loài bướm Blue Morpho này sống trong các cánh rừng rậm ở Trung và Nam Mỹ. Kích thước bề ngang của chúng có thể đạt 15cm, và mắt người có thể nhận ra màu xanh óng ánh rực rỡ của bướm đực ở cách xa 1km. Trong hình là một con bướm cái đang tung tăng trong một cánh rừng ở Cost Rica.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Chùm ảnh hoài niệm về Tết Trung Thu xưa

Chùm ảnh hoài niệm về Tết Trung Thu xưa

Nào ta cùng ngắm nhìn lại những hình ảnh về Tết Trung thu xưa để thấy được những phai nhạt đã loang dần theo năm tháng của những phong vị ngày xưa trong ngày tết truyền thống này.

Đăng ngày: 12/09/2019
Nắng nóng đỉnh điểm, Hà Nội vắng tanh như... chùa Bà Đanh

Nắng nóng đỉnh điểm, Hà Nội vắng tanh như... chùa Bà Đanh

Hà Nội đang rơi vào những ngày cao điểm nắng nóng. Cái nắng khủng khiếp ảnh hưởng tới đời sống sinh hoạt của mọi người dân.

Đăng ngày: 05/07/2018
Ảnh sứ mệnh Apollo 12 quý báu vừa công bố của NASA

Ảnh sứ mệnh Apollo 12 quý báu vừa công bố của NASA

Đừng bỏ lỡ cơ hội chiêm ngưỡng những bức ảnh quý báu của sứ mệnh Apollo 12, sứ mệnh vũ trụ đưa con người lên Mặt Trăng và chụp những bức ảnh khó tin, vừa được NASA công bố.

Đăng ngày: 01/06/2018
Những bức ảnh đáng kinh ngạc về Nhật Bản những năm 1850

Những bức ảnh đáng kinh ngạc về Nhật Bản những năm 1850

Những hình ảnh này được chụp bởi Felice Beato đến từ Ý. Ông là một trong những nhiếp ảnh gia phương Tây đầu tiên được phép bước chân đến Nhật Bản trong giai đoạn nước này bắt đầu mở cửa.

Đăng ngày: 25/05/2018
Ảnh hiếm về Dinh Thượng Thơ 130 tuổi có nguy cơ bị đập bỏ ở Sài Gòn

Ảnh hiếm về Dinh Thượng Thơ 130 tuổi có nguy cơ bị đập bỏ ở Sài Gòn

Dinh Thượng Thơ do người Pháp xây vào năm 1860 là một công trình kiến trúc cổ, hiện nằm ở số 59-61, đường Lý Tự Trọng, quận 1.

Đăng ngày: 23/05/2018
Vẻ đẹp khó cưỡng ở nơi tận cùng của Trái đất

Vẻ đẹp khó cưỡng ở nơi tận cùng của Trái đất

Patagonia nằm giữa Argentina và Chile ở cực nam của Nam Mỹ. Nơi đây được coi là điểm tận cùng của Trái đất.

Đăng ngày: 27/04/2018

"Lạc lối" giữa rừng bướm ở vườn quốc gia Cúc Phương

Cuối tháng 4 đến tháng 5, từng đàn bướm tại vườn quốc gia Cúc Phương bừng tỉnh giấc, bay ra khỏi tán cây rừng để sưởi nắng, tạo nên khung cảnh huyền ảo như trong truyện cổ tích.

Đăng ngày: 27/04/2018
Tiêu điểm
Khoa Học News