Ảnh độc mới từ kính viễn vọng James Webb: Thiên hà xuyên không cổ xưa nhất

Kính viễn vọng không gian James Webb của NASA tiếp tục săn được 2 hình ảnh ngoạn mục: Thiên hà GLASS-z13 và GLASS-z11, 13,5 tỉ tuổi, là thiên hà cổ xưa nhất từng được ghi nhận.

Hình ảnh ngoạn mục này đã được phân tích bởi nhóm khoa học gia dẫn đầu bởi Trung tâm Vật lý thiên văn Harvard Smithsonian (Mỹ). Theo Bussiness Insider, các nhà khoa học tiết lộ họ cũng đã xác định và nghiên cứu một thiên hà khác cùng tuổi là GLASS-z11.

Ảnh độc mới từ kính viễn vọng James Webb: Thiên hà xuyên không cổ xưa nhất
GLASS-z13, một trong hai thiên hà cổ xưa nhất từng được tìm thấy trong lịch sử - (Ảnh: NASA)

Nhà thiên văn học Rohan Naidu từ Trung tâm Vật lý thiên văn Harvard Smithsonian, một trong những người đã phát hiện ra GLASS-z13 trong dữ liệu của James Webb, nói với tờ New Scientist: "Nếu những thiên hà này ở khoảng cách mà chúng ta nghĩ, vũ trụ chỉ mới vài trăm triệu năm tuổi vào thời điểm đó".

GLASS-z13 rộng khoảng 1.600 năm ánh sáng trong khi GLASS-z11 rộng khoảng 2.300 năm ánh sáng. Với kích thước đó, chúng là những thiên hà nhỏ. Để so sánh, thiên hà chứa Trái Đất Milky Way - một thiên hà tầm cỡ "quái vật" trong vũ trụ - có kích thước ít nhất 100.000 năm ánh sáng.

Điều thú vị nhất là vì những thiên hà này cách chúng ta 13,5 tỉ năm ánh sáng, đồng nghĩa với ánh sáng từ chúng mất 13,5 tỉ năm mới tới được James Webb. Như vậy, hình ảnh thiên hà chúng ta đang thấy thực ra là hình ảnh của quá khứ 13,5 tỉ năm trước!

Ảnh độc mới từ kính viễn vọng James Webb: Thiên hà xuyên không cổ xưa nhất
Bức ảnh toàn cảnh với GLASS-z13 là chấm đỏ gần khu vực chính giữa - (Ảnh: NASA)

Theo Daily Mail, các tác giả lưu ý rằng cả 2 thiên hà đều có khối lượng bằng 1 tỉ Mặt Trời và chúng hình thành ngay sau khi vụ nổ Big Bang khai sinh vũ trụ xảy ra.

Các thiên hà sơ khai đã nhanh chóng phát triển và nuốt chửng các ngôi sao trong khu vực để đạt được hình dáng mà chúng ta nhìn thấy vài trăm triệu năm sau đó.

"Chúng tôi khá tin tưởng rằng James Webb sẽ nhìn thấy các thiên hà xa xôi nhưng chúng tôi hơi ngạc nhiên về việc phát hiện chúng dễ dàng như thế nào" - nhà nghiên cứu Gabriel Brammer từ Viện Niehls Bohr (Đan Mạch), thành viên nhóm nghiên cứu, nói về sức mạnh đáng kinh ngạc của siêu kính viễn vọng.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Giải ngố không gian: Những câu hỏi xung quanh tinh vân!

Giải ngố không gian: Những câu hỏi xung quanh tinh vân!

Về cơ bản thì tinh vân là những đám mây khí khổng lồ giữa các vì sao đóng vai trò quan trọng trong vòng đời của các ngôi sao.

Đăng ngày: 21/07/2022
Con người sẽ mất bao lâu để du hành đến sao Mộc?

Con người sẽ mất bao lâu để du hành đến sao Mộc?

Sao Mộc là hành tinh lớn nhất trong Hệ Mặt trời với khối lượng bằng hai lần rưỡi tổng khối lượng của tất cả các hành tinh khác trong Hệ Mặt trời cộng lại.

Đăng ngày: 21/07/2022
Trung Quốc sắp phóng module mới lên trạm Thiên Cung

Trung Quốc sắp phóng module mới lên trạm Thiên Cung

Trung Quốc đang chuẩn bị phóng module thứ hai lên trạm vũ trụ trên quỹ đạo sau khi đưa tên lửa Trường Chinh 5B và module Thiên Vấn tới bệ phóng ở Văn Xương.

Đăng ngày: 21/07/2022
Kính James Webb sẽ khởi động lại các nghiên cứu về

Kính James Webb sẽ khởi động lại các nghiên cứu về "người khổng lồ băng" trong Hệ Mặt trời của chúng ta

" Người khổng lồ băng" này trên thực tế là hai hành tinh có thời tiết vô cùng cực đoan trong Hệ Mặt trời của chúng ta.

Đăng ngày: 20/07/2022
Nghiên cứu mới: Bão mặt trời có thể làm sai tín hiệu ngành đường sắt

Nghiên cứu mới: Bão mặt trời có thể làm sai tín hiệu ngành đường sắt

Hiện tượng bão Mặt trời có thể làm gián đoạn tín hiệu thông báo tàu đang di chuyển trên các đường ray. Đây được xem là một hiểm họa mới đối với hệ thống đường sắt khắp thế giới.

Đăng ngày: 20/07/2022
Giới khoa học xôn xao bức hình chụp thiên hà màu tím của kính James Webb

Giới khoa học xôn xao bức hình chụp thiên hà màu tím của kính James Webb

Bức ảnh một thiên hà xoắn ốc màu tím có tên NGC 628 do kính viễn vọng không gian James Webb chụp đang thu hút sự tò mò của giới khoa học vũ trụ trên khắp thế giới.

Đăng ngày: 20/07/2022
Trung Quốc sử dụng năng lượng hạt nhân để thực hiện sứ mệnh tới sao Hải Vương

Trung Quốc sử dụng năng lượng hạt nhân để thực hiện sứ mệnh tới sao Hải Vương

Trung Quốc cũng đang dự tính một tàu Neptune Explorer chạy bằng năng lượng hạt nhân để khám phá hành tinh băng khổng lồ và mặt trăng lớn nhất của nó (Triton).

Đăng ngày: 20/07/2022
Tiêu điểm
Khoa Học News