Ảnh hiếm hoi về báo Amur ở Trung Quốc

Hai bức ảnh rõ nét về báo Amur tại tỉnh đông bắc Cát Lâm vừa được công bố, sau 62 năm các nhà nghiên cứu Trung Quốc không có được hình ảnh nào như vậy.


Hình ảnh báo Amur do máy ảnh hồng ngoại tự động ghi lại hôm 19/9.
(Ảnh: PKU, WWF, Sun Ge)

Hình ảnh báo Amur, một trong những loài thú đang bị đe dọa nhất trên thế giới, được ghi nhận tại một khu rừng ở châu Diên Biên, Xinhua dẫn lời Sun Ge, một nghiên cứu sinh của đại học Bắc Kinh. Ông Sun chính là người lắp đặt các máy ảnh hồng ngoại tự động trong khu rừng nói trên, để thu được hình ảnh của báo Amur.

Sun và các trợ lý của ông lắp đặt khoảng 40 máy ảnh từ 3 tháng trước. Họ quay lại lấy các bức ảnh sau mỗi 20 ngày. Vào ngày 19/9, một trong các máy ảnh đã chụp được hình báo Amur tại huyện Uông Thanh, giáp biên giới với Nga và Triều Tiên. Công việc của ông Sun là một phần của dự án nghiên cứu thực địa, được đồng tài trợ bởi giới chức quản lý rừng của tỉnh Cát Lâm và Quỹ Quốc tế Bảo vệ Thiên nhiên (WWF).

Việc chụp được ảnh kèm theo phát hiện được các dấu chân của báo Amur chứng tỏ Uông Thanh là một môi trường tốt đối với loài thú này, giáo sư bảo tồn động vật Jiang Guangshun của Đại học Lâm nghiệp Đông Bắc cho biết. Một khu bảo tồn tại Uông Thanh sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ môi trường sống cho báo Amur.

Lính biên phòng Trung Quốc hôm 13/4 chụp được một số hình ảnh về báo Amur tại Khu bảo tồn Thiên nhiên Hồn Xuân ở châu Diên Biên. Tuy nhiên, những bức ảnh báo Amur được chụp hôm 19/9 là lần đầu tiên các nhà khoa học Trung Quốc làm được điều này kể từ năm 1949.

Số lượng báo Amur đang sống trong tự nhiên được cho là không nhiều hơn 50 cá thể, với khoảng 10 con tại Trung Quốc. Số lượng này tổng kết từ các cuộc phỏng vấn những nhà nghiên cứu, vì không có nghiên cứu thực địa có hệ thống nào về loài động vật quý hiếm này từng được thực hiện tại Trung Quốc. Báo Amur từng phân bố tại nhiều khu vực, nhưng ngày nay loài này đã co hẹp vùng sinh sống do thiếu thức ăn. Nguyên nhân của điều này là việc môi trường bị hủy hoại cũng như nạn săn băn trái phép.

Loading...
TIN CŨ HƠN
44 sự thật đầy thú vị về loài khỉ mà bạn chưa biết

44 sự thật đầy thú vị về loài khỉ mà bạn chưa biết

Khỉ được xem như một trong những “họ hàng” gần nhất của loài người, và hầu hết chúng ta đều tin rằng mình biết rõ về người “họ hàng” này. Tuy nhiên, những thông tin sau đây có thể làm bạn bất ngờ về loài động vật thông minh, hoạt bát này.

Đăng ngày: 27/04/2025
10 loài săn mồi nguy hiểm nhất

10 loài săn mồi nguy hiểm nhất

Kĩ năng săn mồi, những bộ hàm, móng vuốt sắc nhọn và nọc độc chết người “trời phú” đã biến các động vật này thành những kẻ săn mồi đẳng cấp.

Đăng ngày: 27/04/2025
Rắn độc bị mất đầu vẫn tự cắn chính mình

Rắn độc bị mất đầu vẫn tự cắn chính mình

Thông thường, một con rắn bị chặt đầu thì các chức năng trên cơ thể nó cơ bản đã ngừng hoạt động nhưng nó vẫn còn một số phản xạ. Điều đó có nghĩa rằng rắn vẫn có khả năng cắn và tiêm nọc độc ngay khi đầu nó đứt lìa khỏi thân.

Đăng ngày: 26/04/2025
Vẻ đẹp của các loài rắn Việt Nam

Vẻ đẹp của các loài rắn Việt Nam

Ở Việt Nam chỉ khoảng 30 loài có nọc độc chết người sống trên đất liền và 22 loài rắn biển.

Đăng ngày: 25/04/2025
Những sự thật bất ngờ về loài gấu Koala

Những sự thật bất ngờ về loài gấu Koala

Gấu Koala, hay gấu túi (tên khoa học: Phascolarctos cinereus) là một loài thú có túi ăn thực vật sống tại Úc và là loài vật duy nhất hiện còn sống trong họ Phascolarctidae.

Đăng ngày: 25/04/2025
Tìm hiểu về loài trăn ăn thịt người ở châu Phi

Tìm hiểu về loài trăn ăn thịt người ở châu Phi

Trăn đá châu Phi là là loài rắn lớn nhất ở lục địa đen. Con trăn đá trưởng thành có chiều dài tới 7m, thậm chí là 10m. Không ít lần cư dân các bộ tộc mổ bụng trăn và lấy được xác người.

Đăng ngày: 24/04/2025
Nòng nọc thở dưới nước bằng cách nào?

Nòng nọc thở dưới nước bằng cách nào?

Chúng ta biết rằng ếch vốn là động vật lưỡng cư, có thể thở qua phổi và da. Nhưng lúc còn là nòng nọc chúng lại sống hoàn toàn dưới nước.

Đăng ngày: 23/04/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News