Anh phát triển vệ tinh nano được trang bị Kinect - 1
Các nhà nghiên cứu tại Đại học Surrey, Anh Quốc, đang chuẩn bị một dự án phát triển những vệ tinh siêu nhỏ được trang bị cảm biến chuyển động Kinect của Microsoft.
Dự án này mang tên STRaND-2 (Surrey Training, Research, and Nanosatellite Demonstrator), bao gồm hai vệ tinh nano có chiều dài chỉ khoảng 30 centimet. Hai vệ tinh nano này sẽ ráp lại với nhau một khi đã được phóng lên quỹ đạo. Trên mỗi chiếc là một cảm biến Kinect giúp vệ tinh quét và nhận biết môi trường xung quanh nhằm phục vụ cho việc kết nối. Nhóm nghiên cứu chưa đưa ra thời gian cụ thể về việc triển khai các vệ tinh nhỏ này.
Những nhà nghiên cứu mô tả chúng như là "các khối ghép hình thông minh trong không gian" có thể dùng để xây dựng các phức hợp lớn hơn khi đã vào vũ trụ. Chúng có thể được cấu hình và thay đổi vị trí lại cho thích hợp với từng hoàn cảnh khác nhau và đảm nhiều chức năng, từ làm bộ phận đẩy bổ sung cho đến việc cung cấp nguồn năng lượng dự phòng cho phi thuyền, trạm không gian. Tất cả quá trình ghép, thay đổi và cấu hình lại đều thực hiện trong không gian chứ không phải đưa các thành phần về trái đất, chỉnh sửa rồi lại phóng lên.
Giáo sư Chris Bridges, quản lí trưởng của dự án, cho biết rằng: "một khi chúng ta phóng lên được các vệ tinh nano có thể ghép nối với nhau ở mức giá rẻ thì khả năng của chúng là vô tận". Ông cho biết kiểu ghép nối nhiều bộ phận như thế này chưa từng được áp dụng cho các phi thuyền và thiết bị nhỏ mà chỉ mới sử dụng trên những kiến trúc lớn như trạm không gian ISS, trạm Mir và dự án Apollo. Những nhà khoa học của Đại học Surrey đã lấy cảm hứng từ thí nghiệm của Đại học MIT, Mỹ về việc gắn cảm biến Kinect lên máy bay trực thăng tự hành.

Điện thoại giúp nhìn xuyên thấu mọi chất liệu
Các nhà nghiên cứu tại viện công nghệ UT Dallas mới đây đã biến những chiếc điện thoại cầm tay thành thiết bị giúp người dùng có thể nhìn xuyên thấu mọi chất liệu như tường, gỗ, nhựa, giấy…

Những hệ thống vũ khí hạt nhân đáng sợ nhất thế giới
Vũ khí quân sự luôn là 1 phương diện để thể hiện sức mạnh của mỗi quốc gia, trong đó có vũ khí hạt nhân. Dưới đây là danh sách những loại vũ khí hạt nhân đáng sợ nhất thế giới.

Biến chất thải hạt nhân thành pin sạch nhờ kim cương
Chất thải hạt nhân vẫn luôn là mối lo ngại chính yếu về môi trường, nhưng sớm thôi, nó có thể trở thành một nguồn năng lượng sạch.

Dự đoán công nghệ xe hơi trong 10 năm tới
Xe hơi sẽ được trang bị thêm các công nghệ tiên tiến như hệ thống kiểm soát hành trình, hỗ trợ đi đúng làn đường, phanh tự động, lái tự động trong 10 năm tới.

Du thuyền năng lượng mặt trời của Triều Tiên bắt đầu hoạt động
Thuyền năng lượng mặt trời Ngọc Lưu được lắp 80 tấm pin năng lượng mặt trời, có thể chở 50 - 60 khách, bắt đầu hoạt động ở sông Đại Đồng, Bình Nhưỡng, Triều Tiên.

Máy lọc khổng lồ bất lực trước không khí ô nhiễm Bắc Kinh
Chiếc máy lọc không khí do một công ty Hà Lan thiết kế cho kết quả đáng thất vọng trước tình trạng ô nhiễm khói mù nghiêm trọng ở Bắc Kinh.
