Ảnh thực tế hai ngôi sao đang "ăn" lẫn nhau
Hình ảnh về kiểu "tương tác" này của các ngôi sao được chụp ở phổ cận hồng ngoại bởi Viễn vọng kính ngoại cỡ tại đài quan sát nam Châu Âu.
Cái chết của ngôi sao đôi (2 mặt trời quay quanh nhau theo quỹ đạo nhỏ) là một trong những sự kiện đặc biệt của vũ trụ. Bức ảnh dưới đây của Hệ Mặt trời R Aquarii, đặc trưng bởi trung tâm toàn hệ là một ngôi sao đôi.
Trong hình, sao khổng lồ đỏ đang dần bị "người bạn" đồng hành của mình, một ngôi sao lùn trắng có mật độ vật chất đậm đặc hơn nhiều lần gặm nhấm.
Hai ngôi sao đang hủy diệt lẫn nhau. (Ảnh: ESO).
Khoảnh khắc này mất 650 năm ánh sáng để đến được Trái đất. Cũng chính vì khá gần (theo khoảng cách vũ trụ) mà sự kiện này được các nhà thiên văn học rất quan tâm.
Hình ảnh về kiểu "tương tác" này của các ngôi sao được chụp ở phổ cận hồng ngoại bởi Viễn vọng kính ngoại cỡ tại đài quan sát nam châu Âu, cho chúng ta cái nhìn cực kì chi tiết về những gì đang xảy ra.
Sao khổng lồ đỏ có tên là Mira đang ở giai đoạn cuối của chu kì sống. Những ngôi sao như thế này thường đã mất tới quá nửa khối lượng của mình, bắt đầu phát ra các xung và bức xạ có thể sáng hơn mặt trời chúng ta 1.000 lần.
Trong khi đó sao lùn trắng, vốn đã tàn lụi từ lâu, không còn nhiên liệu cho phản ứng nhiệt hạch trong lõi. Tuy vậy khối lượng đậm đặc của nó cho phép ngôi sao nhỏ này xơi tái "bạn đời" của mình.
Vật chất “ăn” được từ ngôi sao khổng lồ đỏ thường gây ra các vụ nổ hạt nhân ở vùng không gian xung quanh hai ngôi sao. Điều này giống như cả hai đang ném bom hạt nhân lẫn nhau.
Hình ảnh này cho thấy cả hai ngôi sao đang quay quanh nhau, phóng các vẩn thạch cũng như những dòng vật chất ra không gian bên ngoài. Cuối cùng thì kết cục của chúng là một vụ nổ siêu tân tinh được xếp hạng Ia (một trong các loại siêu tân tinh xảy ra từ vụ bùng nổ của sao lùn trắng).
Các vụ nổ siêu tân tinh ít khi ảnh hưởng tới chúng ta nhờ từ trường của Trái Đất. Tuy vậy trong vũ trụ, rất nhiều hành tinh ở gần sẽ bị quét sạch bởi dòng vật chất có năng lượng siêu cao phóng ra từ vụ nổ.

Tổng quan về sao Thiên Vương
Sao Thiên Vương là hành tinh thứ bảy tính từ Mặt Trời; là hành tinh có bán kính lớn thứ ba và có khối lượng lớn thứ tư trong hệ.

Tìm hiểu về tia gamma và chớp gamma
Tia gamma (kí hiệu là γ) là một loại bức xạ điện từ hay quang tử có tần số cực cao.

Phát hiện thêm "ngôi nhà tương lai" cho loài người
Trong hành trình khám phá vũ trụ và tìm kiếm các hành tinh có khả năng sống, các nhà khoa học đã phát hiện ra một hành tinh đáng chú ý mang tên Gliese 667C c.

Trái đất sẽ bị huỷ diệt vào năm 2029 hay 2036?
Nhiều nhà nghiên cứu tin rằng một tiểu hành tinh có thể va chạm vào Trái đất vào bất cứ lúc nào. Và các số liệu thống kê cho thấy rằng một thiên thể to cỡ quả bóng đá hoàn toàn có khả năng huỷ diệt sự sống trên trái đất

Hành tinh "siêu Trái Đất" có thể chứa sự sống
Một ngoại hành tinh ở cách 111 năm ánh sáng có thể là phiên bản lớn của Trái Đất với những điều kiện phù hợp cho sự sống.

Màu sắc thực sự của Mặt trời là gì?
Con người thường thấy Mặt Trời màu vàng nhưng thực chất, ngôi sao này phát ra ánh sáng mạnh nhất màu xanh.
