Ảnh vệ tinh NASA báo hiệu siêu sóng thần ở Alaska

NASA chia sẻ ảnh vệ tinh chụp một sườn núi kém ổn định có thể kích hoạt siêu sóng thần với sức tàn phá lớn, theo cảnh báo của các chuyên gia.

Sườn núi có nguy cơ cao nằm phía trên vịnh nhỏ tên Barry Arm ở ven biển phía nam Alaska, nằm cách Anchorage 97km về phía đông. Sườn núi này được chống đỡ một phần bởi sông băng Barry. Nhưng sông băng đã thu hẹp đáng kể trong thập kỷ qua, khiến sườn núi trở nên bất ổn, theo thông báo của nhóm nghiên cứu gồm 14 nhà khoa học trên website của Cơ quan Tài nguyên Thiên nhiên Alaska.


Ảnh vệ tinh chụp vịnh Barry Arm và vịnh Harriman ở phía nam Alaska. (Ảnh: Đài quan sát Trái Đất NASA).

Sự thu hẹp của sông băng tạo ra điều kiện hoàn hảo để sườn núi vốn đang dịch chuyển chậm rãi xuống dốc, sụp đổ đột ngột, tạo lở đất có khả năng sản sinh sóng thần cực mạnh cao hàng trăm mét dọc bờ biển vịnh Barry Arm và vịnh Harriman cạnh đó. Trong khi thời gian diễn ra thảm họa như vậy rất khó dự đoán chính xác, các nhà khoa học ước tính nó chắc chắn sẽ xảy ra trong vòng 20 năm tới.

Chunli Dai, nhà khoa học ở Đại học Ohio, thành viên nhóm nghiên cứu, sử dụng ảnh vệ tinh trong chương trình Lansat do NASA và Cục Khảo sát Địa chất Mỹ đồng quản lý để xác định nguy cơ từ sườn núi phía trên vịnh Barry Arm. "Nhờ tầm quan sát rộng từ vệ tinh Landsat, chúng tôi không bỏ sót sự dịch chuyển của sườn núi. Bạn có thể thấy cả vùng núi giữa sông băng Cascade và sông băng Barry sụt dần xuống nước", Dai cho biết.

Từ năm 2010 đến năm 2017, sườn núi di chuyển về phía trước khoảng 122 m, dù trong 3 năm qua, nó chỉ xê dịch nhẹ. Khi so sánh ảnh chụp của vệ tinh Landsat trong năm 2013 và 2019 do Đài quan sát Trái Đất của NASA chia sẻ, các nhà nghiên cứu quan sát thấy sự xuất hiện của một đường dốc do sạt lở đất chậm hằn lên sườn núi. Khu vực này có màu sắc sáng hơn so với những vùng xung quanh trong ảnh, giúp đánh dấu mép của sườn núi kém ổn định.

Theo nhóm nghiên cứu, sườn núi bắt đầu di chuyển xuống dốc cách đây 50 năm, nhưng tốc độ của quá trình tăng nhanh trong khoảng năm 2009 - 2015, khi rìa trước của sông băng Barry thu hẹp dưới ảnh hưởng của biến đổi khí hậu.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Những phong tục tình dục kỳ lạ trên thế giới

Những phong tục tình dục kỳ lạ trên thế giới

Nhiều phong tục tình dục kỳ lạ  có từ lâu đời vẫn đang diễn ra ở nhiều dân tộc trên thế giới cho dù cánh cửa nối họ với thế giới hiện đại đã mở ra rất nhiều.

Đăng ngày: 17/05/2025
Truyện cổ tích không chỉ là tưởng tượng?

Truyện cổ tích không chỉ là tưởng tượng?

Trẻ em trên khắp thế giới đều yêu thích chuyện cổ tích. Những câu chuyện có cốt truyện gắn liền với phép thuật và ma quỷ, các chàng hoàng tử đẹp trai và các nàng công chúa hoặc thiếu nữ xinh đẹp, luôn khơi gợi trí tưởng tượng phong phú và cuốn bọn trẻ vào thế giới thần tiên.

Đăng ngày: 16/05/2025
Viễn cảnh thế giới năm 2030

Viễn cảnh thế giới năm 2030

Tị nạn khí hậu ở Nam Cực, đại dịch cướp đi hàng triệu sinh mạng, mỗi quốc gia chỉ còn cố đấu tranh để sinh tồn, thế giới năm 2030 có thể sẽ như thế theo cảnh báo của nhiều chuyên gia.

Đăng ngày: 16/05/2025
Những bí kíp làm đẹp cổ xưa đến nay

Những bí kíp làm đẹp cổ xưa đến nay

Phụ nữ xưa dùng ngọc lăn mặt để lưu thông máu, thoa nước hoa hồng, mặt nạ đất sét dưỡng ẩm da... cũng là cách làm đẹp ngày nay.

Đăng ngày: 15/05/2025
Khám phá vận tải cơ Việt Nam C-295M

Khám phá vận tải cơ Việt Nam C-295M

Năm 2013, quân đội Nhân Dân Việt Nam đã ký hợp đồng mua máy bay vận tải C-295 cho nhiệm vụ vận chuyển vũ khí quân sự để thay thế một phần phi đội máy bay An-26 đang được sử dụng.

Đăng ngày: 15/05/2025
Căn phòng yên tĩnh nhất thế giới: Bạn có thể nghe thấy cả tiếng máu chảy trên đầu mình

Căn phòng yên tĩnh nhất thế giới: Bạn có thể nghe thấy cả tiếng máu chảy trên đầu mình

Một số người tin rằng họ có thể bị phát điên khi ở trong căn phòng này. Bởi sự im lặng có thể cũng giống như một hình thức tra tấn.

Đăng ngày: 15/05/2025
Đi tìm giới hạn sức chịu đựng của cơ thể con người

Đi tìm giới hạn sức chịu đựng của cơ thể con người

Bạn có biết giới hạn của cơ thể mình trước nhiệt độ, áp lực, thức đêm, điện giật hay độ lớn âm thanh v.v...?

Đăng ngày: 14/05/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News