Ảnh vũ trụ ấn tượng tuần qua
Bốn 4 vệ tinh của sao Thổ cùng xuất hiện, cực quang nhiều màu sắc trên bầu trời Tasman Sea là những hình ảnh thiên văn ấn tượng tuần qua, đăng trên NationalGeographic.
Cực quang nhiều màu sắc trên bầu trời Tasman Sea. Cực quang xuất hiện mạnh thường đi kèm với những thay đổi trong địa từ và kéo theo giao thoa sóng vô tuyến, sóng điện thoại… Thời kỳ mạnh, yếu của cực quang có liên quan chặt chẽ tới chu kỳ hoạt động của mặt trời.
Hình ảnh băng lở ở Nam Cực này được vệ tinh quan sát trái đất của NASA E0-1 ghi lại. Băng ở đây thường rất dày và trong suốt. Năng lực giữ nhiệt của vùng Nam Cực rất kém, nên nhiệt lượng thu được trong mùa hè bức xạ hết rất nhanh khiến băng tích lại nhiều.
Ngày 23/10 vệ tinh ROSAT to bằng chiếc xe tải đã lao vào tầng khí quyển và bốc cháy. Theo dự đoán của các nhà khoa học, sẽ có khoảng 30 mảnh vỡ nặng tổng cộng chừng 1,87 tấn có thể đâm xuống trái đất với tốc độ 450 km/h. Vệ tinh ROSAT được phóng lên từ bang Flordia, Mỹ, bằng tên lửa đẩy Delta 2 vào năm 1990.
4 vệ tinh của sao Thổ cùng xuất hiện trong một bức ảnh được tàu thăm dò Cassini của NASA ghi lại. Theo đó, ở trung tâm bức ảnh Dione là vệ tinh sáng nhất, màu tối hơn là Titan. Bên trái là vệ tinh Pan, và bên phải là vệ tinh Pandora.
Một đám mây bụi rộng khoảng 200m là bằng chứng cho thấy một trận tuyết lở trên sao Hỏa.
Mặt trời hoạt động mạnh hơn trong thời gian gần đây khiến cực quang xảy ra với mức độ thường xuyên hơn. Trong ảnh là lớp cực quang trên bầu trời Spjelkavik,
Na Uy vừa được ghi lại ngày 25/10 vừa qua.