Áo giáp siêu bền từ tơ nhện

Để có thể dệt tơ nhện thành áo giáp siêu bền, các nhà nghiên cứu Mỹ đang hướng đến việc biến đổi gien vi khuẩn, cây trồng hay động vật. Từ đó, giúp sản sinh ra đủ lượng tơ dùng trong công nghiệp.

Với phát hiện mới về gen của loài nhện góa đen, ý tưởng của các nhà khoa học về việc tạo ra một bộ áo giáp siêu bền từ tơ của loài nhện này đang tiến dần đến hiện thực.

Các chuyên gia thuộc trường Đại học California, ở Riverside, ngoại ô Los Angeles, đã xác lập được những chuỗi gien và DNA có liên quan đến 2 protein quan trọng nhất có trong những sợi tơ “chắc như dây cáp” của nhện góa đen (black widow) – loài nhện bé tí nhưng cực độc đang hiện diện trong vùng. Chính những protein này tạo ra độ bền chắc của tơ nhện góa đen. Khám phá này là thành quả quan trọng trong một nghiên cứu đang được thực hiện bởi giáo sư Cheryl Hayashi vá các cộng sự.

Trong một thông cáo báo chí, nhóm nghiên cứu cho biết khám phá này sẽ dẫn đến sự ra đời của nhiều loại nguyên liệu mới để sử dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau, như công nghiệp, quân sự, y học, thể thao, v.v…

Loại tơ dai này của nhện quả phụ áo đen được xem là có chất lượng tốt hơn rất nhiều so với tơ của các giống nhện khác, vì nó có độ bền chắc và kéo giãn cao hơn. Theo các chuyên gia, loại tơ này có khả năng hấp thụ năng lượng vô cùng lớn.

Tơ của nhện quả phụ áo đen có chất lượng tốt hơn rất nhiều so với tơ của các giống nhện khác, vì nó có độ bền chắc và kéo giãn cao hơn. (Ảnh: Dailymail)

Giới quân sự, y học và thể thao rất yêu thích những đặc điểm ưu việt của loại tơ này. Họ đang hăm hở khai thác khả năng mô phỏng cấu trúc của nó để ứng dụng trong sản xuất áo giáp, dụng cụ y tế và trang phục thể thao.

Tiến sĩ Nadia Ayoub, cũng thuộc trường Đại học California, dự báo rằng ứng dụng thương mại của khám phá này là rất lớn. Những sợi có đặc điểm như tơ nhện góa đen có thể dùng để sản xuất chỉ khâu y tế, chế tạo những loại dây siêu bền…

Theo nhóm nghiên cứu, hiện nay trên thị trường không có sản phẩm nào được sản xuất từ nguyên liệu là tơ nhện áo đen cả. Giáo sư Hayashi nói: “Không có gì tốt bằng những sợi tơ bền chắc có trong tự nhiên, như tơ nhện. Trong tương lai, chúng tôi sẽ có được những sản phẩm tơ giống như thế vì chúng tôi đã nắm được công thức gien đầy đủ”.

Theo bà Hayashi, với sơ đồ gien có trong tay, các chuyên gia sẽ sản xuất được những protein quý giá nói trên bằng cách chèn những chuỗi gien vào trong những ký chủ như vi khuẩn, cây trồng hay động vật.

Sau đó, nhóm nghiên cứu sẽ tìm cách vượt qua thử thách kế tiếp là tìm cách “xe” những protein đó thành những sợi tơ có những đặc tính giống y như tơ do nhện góa đen tạo ra.

Minh Quang

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Kỳ lạ loài

Kỳ lạ loài "cây đi bộ" duy nhất trên thế giới

Socratea exorrhiza có lẽ là loài cây di động duy nhất trên thế giới. Hệ thống phức tạp của rễ cây hoạt động như chân, giúp cây liên tục di chuyển về phía ánh sáng mặt trời khi chuyển mùa.

Đăng ngày: 04/04/2025
Phân biệt đào bích và đào phai

Phân biệt đào bích và đào phai

Đào phai và đào bích là hai loại hoa đào Tết khá phổ biến và được nhiều người yêu thích.

Đăng ngày: 04/04/2025
Kỳ lạ loài nấm “che mặt” như mỹ nhân, quý hiếm nhất Việt Nam

Kỳ lạ loài nấm “che mặt” như mỹ nhân, quý hiếm nhất Việt Nam

Nấm Tâm Trúc là một trong những loài nấm quý hiếm nhất Việt Nam bên cạnh nấm linh chi, nấm Thái Dương, nấm Thượng Hoàng...

Đăng ngày: 02/04/2025
Thực trạng ngành công nghệ sinh học Trung Quốc

Thực trạng ngành công nghệ sinh học Trung Quốc

Chính phủ Trung Quốc xem công nghệ sinh học nông nghiệp là một công cụ để: giúp cải thiện nguồn lương thực của quốc gia, tăng năng suất nông nghiệp, tăng thu nhập cho nông dân, thúc đẩy sự phát triển bền vững và cải thiện vị trí cạnh tranh trên thị trường quốc tế.

Đăng ngày: 31/03/2025
Cận cảnh loại bướm có tên trong sách đỏ Việt Nam

Cận cảnh loại bướm có tên trong sách đỏ Việt Nam

Theo “Sách đỏ Việt Nam”, bướm khế có tên khoa học là Attacus atlas, cấp độ đe dọa xếp vào mức R (Rare: Hiếm, có thể sẽ nguy cấp). Loài bướm này được ghi nhận có kích thước lớn nhất ở nước ta và trên thế giới.

Đăng ngày: 28/03/2025
Demodex - Loài rận chuyên ký sinh trên... da mặt người

Demodex - Loài rận chuyên ký sinh trên... da mặt người

Bạn không cần cảm thấy ngứa ngáy khi đọc thông tin này. Theo các nhà nghiên cứu, loài rận Demodex dường như không gây hại với cơ thể người và có lẽ bất kỳ ai đang sống cũng đều có chúng ở trên mặt mình.

Đăng ngày: 26/03/2025
Các loài côn trùng nguy hiểm nhất thế giới

Các loài côn trùng nguy hiểm nhất thế giới

Muỗi, ong bắp cày ở trong số những loài bọ nguy hiểm nhất thế giới. Khi đốt, chúng truyền bệnh hoặc nọc độc làm chết người.

Đăng ngày: 26/03/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News