Áp thấp nhiệt đới đang hình thành, có thể uy hiếp Sài Gòn
Dải hội tụ nhiệt đới có thể mạnh lên thành áp thấp nhiệt đới, thậm chí thành bão, gây ảnh hưởng trực tiếp đến TP HCM và Nam Bộ.
Ngày 27/10, Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn Trung ương cho biết, dải hội tụ nhiệt đới (vùng hội tụ gió) đang nằm trên khu vực Nam Trung Bộ và Nam Bộ.
Đây là nguyên nhân khu vực giữa nam Biển Đông (bao gồm vùng biển quần đảo Trường Sa), vùng biển từ Bình Thuận đến Cà Mau sẽ có mưa rào và dông mạnh; gió đến cấp 7, biển động, sóng cao 1,5-2,5 m.
Vùng xoáy xuất hiện ngoài biển có khả năng mạnh lên thành áp thấp nhiệt đới. (Ảnh: earth.nullschool.net).
Đến ngày mai, dải hội tụ nhiệt đới có khả năng hình thành vùng áp thấp ngay trên vùng biển quần đảo Trường Sa, sau đó có thể mạnh lên thành áp thấp nhiệt đới và ảnh hưởng xấu đến thời tiết các vùng biển phía Nam và khu vực đất liền Nam Bộ.
Phân tích dữ liệu, chuyên gia khí tượng cho rằng, nhiều khả năng áp thấp nhiệt đới sẽ mạnh lên thành bão. Vùng ảnh hưởng trực tiếp là toàn bộ khu vực vùng biển Bà Rịa - Vũng Tàu đến Cà Mau, từ Cà Mau, Kiên Giang, Phú Quốc và toàn bộ đất liền Nam Bộ.
"Hai ba ngày tới dải hội tụ nhiệt đới tiếp tục mạnh lên, do vậy những ngày cuối tháng 10, đầu tháng 11 TP HCM và cả Nam Bộ sẽ mưa nhiều. Nếu hình thành bão, áp thấp nhiệt đới thì cường độ không mạnh lắm, nhưng mức độ nguy hiểm cũng rất nghiêm trọng", chuyên gia cho biết.
"Dù khả năng hình thành bão, áp tháp nhiệt đới vẫn phải theo dõi, song không được phép chủ quan. 20 năm trước, cơn bão Linda lúc đầu cũng không mạnh nhưng chỉ trong 36 giờ gió từ cấp 6 tăng lên cấp 11. Hậu quả là làm chết và mất tích gần 3.000 người; hư hại rất nhiều tài sản. Nếu giờ chúng ta chủ quan sẽ không kịp trở tay", ông cảnh báo.

Vì sao nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa?
Khí hậu nước ta rất độc đáo: khí hậu nóng nhưng không khô hạn như Tây Nam Á, Bắc Phi. Nóng ẩm nhưng không nóng ẩm quanh năm như các quần đảo ở Đông Nam Á.

Ngày xưa ông cha ta tránh bão như thế nào?
Do không có phương tiện dự báo thời tiết nên cha ông ta nhận biết dấu hiệu của bão bằng cách quan sát tự nhiên.

Động đất là gì? Động đất được hình thành như thế nào?
Động đất là hiện tượng rung động đột ngột của vỏ Trái đất, mạnh hay yếu tuỳ từng trận (xác định bằng độ Richter).

Những nơi nóng nhất và lạnh nhất trên Trái Đất
Trạm Vostok, đảo Ellesmere, làng Oymyakon, thành phố Bangkok, thung lũng tử thần... là những địa dang nổi tiếng có nhiệt độ thấp và cao kỷ lục.

Những điều bạn chưa biết về hiện tượng mặt trời giả
Hiện tượng Mặt Trời giả hay Mặt Trời ma, có tên khoa học là parhelion (số nhiều là parhelia). Đây là một hiện tượng khí quyển, là các đốm sáng, thường thấy trên các cạnh của Quầng bên cạnh Mặt Trời.

Vì sao biển thường có màu xanh?
Glenn Smith, giáo sư tại Viện Công nghệ Georgia (Mỹ), đã giải thích vấn đề này như sau: nước biển thật ra không màu nhưng do nó phản chiếu màu xanh của bầu trời nên chúng ta thường thấy chúng có màu xanh, do vậy lúc bầu trời có nhiều đám m&ac
