Áp thấp nhiệt đới gây mưa to ở miền núi phía Bắc
Hôm nay, Lạng Sơn, Quảng Ninh, Bắc Giang sẽ có mưa to, đến đêm nay vùng mưa mở rộng ra toàn bộ vùng núi, trung du Bắc Bộ.
7h hôm nay, tâm áp thấp nhiệt đới nằm ở phía bắc bán đảo Lôi Châu (Trung Quốc), sau khi đi một vòng cung từ nam đồng bằng Bắc Bộ, xuống vịnh Bắc Bộ, rồi quặt vào đảo Hải Nam (Trung Quốc). Sức gió mạnh nhất 50km/h, cấp 6.
Áp thấp nhiệt đới gây mưa giông cho các tỉnh Lạng Sơn, Quảng Ninh và Hải Phòng vào sáng nay. Tại đảo Bạch Long Vĩ gần vùng áp thấp, mưa to gần 60mm; Móng Cái mưa gần 30mm.
Dự báo đường đi và khu vực ảnh hưởng của áp thấp nhiệt đới. (Ảnh: NCHMF).
Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn quốc gia cho biết, ngày và đêm nay, áp thấp nhiệt đới theo hướng Tây Tây Bắc và suy yếu thành vùng áp thấp. Đông Bắc Bộ gồm Quảng Ninh, Lạng Sơn, Bắc Giang sẽ có mưa to (51-100mm trong 24 giờ), gió giật mạnh.
Ngày 25-26/7, mưa to sẽ mở rộng toàn bộ vùng núi và trung du Bắc Bộ, trọng tâm là Cao Bằng, Hà Giang, Lào Cai, Yên Bái, Lai Châu với cường suất mưa 50-150 mm một ngày.
Mưa to xuất hiện đúng lúc miền núi, trung du Bắc Bộ vừa trải qua đợt mưa lớn (ngày 13-21/7), làm gia tăng nguy cơ lũ quét và sạt lở đất.
Vùng đồng bằng và thủ đô Hà Nội, từ đêm nay trời cũng chuyển mưa vừa (16-50 mm trong 24 giờ), có nơi mưa to trong ngày 25-27/7, khả năng ngập úng đô thị, nhất là phần phía Tây của Hà Nội rất cao.
Cơ quan khí tượng cho biết, sau ngày 27/7 dải hội tụ nhiệt đới đi qua Bắc Bộ hoạt động mạnh, gây mưa to trên hầu khắp Bắc Bộ đến hết tháng 7. Từ sau ngày 27/7, vùng mưa to có thể mở rộng đến Bắc Trung Bộ.
Bắc Bộ đang ở cao điểm mùa mưa, là nửa cuối tháng 7 sang tháng 8, sau đó giảm dần từ tháng 9, trong khi Bắc Trung Bộ cao điểm sẽ vào tháng 8, nửa đầu tháng 9. Dự báo, mùa mưa 2018 kết thúc sớm do ảnh hưởng của El Nino xuất hiện vào cuối năm nay.

Những nơi nóng nhất và lạnh nhất trên Trái Đất
Trạm Vostok, đảo Ellesmere, làng Oymyakon, thành phố Bangkok, thung lũng tử thần... là những địa dang nổi tiếng có nhiệt độ thấp và cao kỷ lục.

Thảm họa núi lửa khủng khiếp nhất lịch sử nhân loại
Với sức công phá khoảng 800 triệu tấn TNT, vụ núi lửa Tambora phun trào ngày 10/4/1815 tại Sumbawa, Indonesia là vụ nổ gây chấn động lớn nhất trong lịch sử nhân loại.

Tại sao khi tuyết tan trời lạnh hơn lúc tuyết rơi?
Câu nói: "Tuyết rơi không lạnh bằng lúc tuyết tan" là một kinh nghiệm được đúc kết từ những người cao tuổi và rất phù hợp với thực tế. Để có tuyết rơi vào mùa đông, ngoài điều kiện bầu trời phải có đầy đủ lượng hơi nước ra (v&agr

Những điều bạn chưa biết về hiện tượng mặt trời giả
Hiện tượng Mặt Trời giả hay Mặt Trời ma, có tên khoa học là parhelion (số nhiều là parhelia). Đây là một hiện tượng khí quyển, là các đốm sáng, thường thấy trên các cạnh của Quầng bên cạnh Mặt Trời.

Vì sao biển thường có màu xanh?
Glenn Smith, giáo sư tại Viện Công nghệ Georgia (Mỹ), đã giải thích vấn đề này như sau: nước biển thật ra không màu nhưng do nó phản chiếu màu xanh của bầu trời nên chúng ta thường thấy chúng có màu xanh, do vậy lúc bầu trời có nhiều đám m&ac

Với phần lớn diện tích đất nước thấp hơn mực nước biển, người Hà Lan đã tạo ra hệ thống đê biển vĩ đại nhất hành tinh
Hà Lan là một quốc gia nhỏ ở Tây Bắc Âu, có diện tích, đặc điểm địa lý và lịch sử khai phá khá tương đồng với đồng bằng sông Cửu Long.
