Áp thấp nhiệt đới khả năng thành bão, hướng Hải Phòng - Nghệ An
Sau khi vào Vịnh Bắc Bộ, tối 16/7 áp thấp nhiệt đới có thể mạnh lên thành cơn bão số 2.
Theo Trung tâm dự báo khí tượng thuỷ văn Trung ương, sáng nay áp thấp nhiệt đới trên khu vực vùng biển quần đảo Hoàng Sa, cấp gió mạnh nhất 60km/h (tương đương cấp 7).
Với hướng di chuyển tây bắc, vận tốc 10-15km/h, đến ngày 16/7, áp thấp nhiệt đới ở phía nam đảo Hải Nam (Trung Quốc) với sức gió không đổi. Tiếp đó, nó theo hướng tây tây bắc, vận tốc 15-20km/h đi vào Vịnh Bắc Bộ và có khả năng mạnh lên thành bão.
Dự báo đường đi của áp thấp nhiệt đới. (Ảnh: NCHMF).
Tối 16/7, dự báo bão cách bờ biển Hải Phòng - Nghệ An khoảng 190km/h phía đông đông nam, sức gió mạnh nhất 75km/h (cấp 8). Vùng nguy hiểm cho tàu thuyền là từ vĩ tuyến 15,5 - 19,5 độ; tây kinh tuyến 113,5 độ.
Hoàn lưu của áp thấp nhiệt đới sau mạnh lên thành bão sẽ gây mưa lớn cho toàn Bắc và Bắc Trung Bộ với tổng lượng 200-300mm; riêng Thanh Hoá, Nghệ An và một số tỉnh miền núi Bắc Bộ có thể lên đến 400 mm. Vì vậy các tỉnh đồng bằng cần đề phòng ngập úng diện rộng; vùng núi đề phòng lũ quét, sạt lở đất.
Ban chỉ đạo Trung ương về phòng chống thiên tai tối qua đã có công điện gửi các tỉnh từ Ninh Bình đến Khánh Hoà theo dõi chặt diễn biến của áp thấp nhiệt đới; đồng thời tổ chức kiểm đếm, giữ thông tin thường xuyên và hướng dẫn chủ các tàu thuyền tránh vùng nguy hiểm.
Các tỉnh vùng núi phía Bắc và đồng bằng sông Hồng chủ động biện pháp ứng phó với lũ quét, sạt lở đất và phương án đảm bảo an toàn hạ du trong trường hợp hồ xả lũ.
Nếu mạnh lên thành bão thì đây sẽ là cơn bão thứ 2 trong năm. Theo cơ quan khí tượng, mùa mưa bão năm 2017 có khoảng 13-15 cơn bão và áp thấp nhiệt đới hoạt động trên biển Đông, nhiều hơn so với trung bình các năm trước (12 cơn). Trong đó 3-4 cơn đổ bộ, ảnh hưởng trực tiếp đến đất liền Việt Nam, tập trung ở Trung Bộ.

Tại sao bầu trời có màu xanh?
Mỗi màu sắc tương ứng với 1 bước sóng, tần số và mang năng lượng khác nhau. Ánh sáng tím có bước sóng ngắn nhất trong dải quang phổ khả kiến.

Những tờ báo in biến thành thảm hoa ở Nhật
Từ lâu Nhật Bản đã luôn nổi tiếng với các phát minh độc đáo và đột phá nhằm bảo vệ môi trường. Tuy nhiên, từ một tờ báo mà có thể mọc lên 1 cây xanh thì chắc hẳn rất ít người nghĩ tới.

Tại sao lại có mưa đá, cách phòng tránh mưa đá
Tại sao lại có mưa đá và có cách nào dự đoán cũng như phòng tránh mưa đá không? Bài viết dưới đây sẽ giải đáp thắc mắc trên cho bạn.

Sóng thần là gì? Khi nào xảy ra sóng thần?
Sóng thần là một trong những thiên tai có sức tàn phá khủng khiếp nhất của nhân loại.

Đảo rắn Brazil - nơi kinh hoàng nhất thế giới
Đảo rắn tại Brazil sở hữu vẻ đẹp tựa thiên đường nhưng với gần 400.000 con rắn độc bậc nhất thế giới vừa là nỗi sợ, vừa kích thích sự hiếu kỳ của du khách ưa mạo hiểm.

Vì sao nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa?
Khí hậu nước ta rất độc đáo: khí hậu nóng nhưng không khô hạn như Tây Nam Á, Bắc Phi. Nóng ẩm nhưng không nóng ẩm quanh năm như các quần đảo ở Đông Nam Á.
