Áp thấp nhiệt đới trên biển Đông di chuyển chậm
Theo Trung tâm Khí tượng Thủy văn Trung Ương, vào lúc 7h ngày 29/7, vị trí tâm áp thấp nhiệt đới ở vào khoảng 18,3 độ Vĩ Bắc; 116,3 độ Kinh Đông, cách quần đảo Hoàng Sa khoảng 470km về phía Đông Đông Bắc. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm áp thấp nhiệt đới mạnh cấp 7 (50-60km/giờ), giật cấp 8-9.
Dự báo trong 24 giờ tới, áp thấp nhiệt đới di chuyển theo hướng Đông Bắc, mỗi giờ đi được khoảng 15km và có khả năng mạnh lên thành bão.
Đến 7 giờ ngày 30/7, vị trí tâm bão cách Đài Loan khoảng 230km về phía Tây Nam. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão mạnh cấp 8 (60-75km/giờ), giật cấp 9-10.
Đường đi của áp thấp nhiệt đới.
Trong 24 giờ tới, vùng nguy hiểm (gió mạnh cấp 6 trở lên, biển động) từ vĩ tuyến 17,0N, phía Đông kinh tuyến 115,0E. Cấp độ rủi ro thiên tai: cấp 3.
Trong 24 đến 48 giờ tiếp theo, bão di chuyển theo hướng Bắc, mỗi giờ đi được 15-20km. Do ảnh hưởng của áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão kết hợp với hoạt động của gió mùa Tây Nam nên khu vực phía Đông vùng biển Bắc Biển Đông, vùng biển từ Bình Thuận đến Cà Mau, Cà Mau đến Kiên Giang và vịnh Thái Lan có mưa rào và dông.
Khu vực Bình Thuận-Cà Mau, vùng biển phía Tây khu vực quần đảo Trường Sa có gió Tây Nam mạnh cấp 6, giật cấp 7-9; sóng biển cao từ 2-3m, biển động. Cấp độ rủi ro thiên tai: cấp 1.
Trên đất liền khu vực Tây Nguyên và Nam Bộ ngày có mưa rào và rải rác có dông, chiều tối và đêm có mưa, mưa vừa, có nơi mưa to và dông mạnh. Trong cơn dông có khả năng xảy ra tố, lốc và gió giật.
Tại Hà Nội, mây thay đổi, ngày nắng nóng, chiều tối và đêm có mưa rào và dông vài nơi. Gió nhẹ. Độ ẩm từ 56 - 90%. Nhiệt độ từ 26-37oC.

Vì sao nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa?
Khí hậu nước ta rất độc đáo: khí hậu nóng nhưng không khô hạn như Tây Nam Á, Bắc Phi. Nóng ẩm nhưng không nóng ẩm quanh năm như các quần đảo ở Đông Nam Á.

Động đất là gì? Động đất được hình thành như thế nào?
Động đất là hiện tượng rung động đột ngột của vỏ Trái đất, mạnh hay yếu tuỳ từng trận (xác định bằng độ Richter).

Những nơi nóng nhất và lạnh nhất trên Trái Đất
Trạm Vostok, đảo Ellesmere, làng Oymyakon, thành phố Bangkok, thung lũng tử thần... là những địa dang nổi tiếng có nhiệt độ thấp và cao kỷ lục.

Những điều bạn chưa biết về hiện tượng mặt trời giả
Hiện tượng Mặt Trời giả hay Mặt Trời ma, có tên khoa học là parhelion (số nhiều là parhelia). Đây là một hiện tượng khí quyển, là các đốm sáng, thường thấy trên các cạnh của Quầng bên cạnh Mặt Trời.

Vì sao biển thường có màu xanh?
Glenn Smith, giáo sư tại Viện Công nghệ Georgia (Mỹ), đã giải thích vấn đề này như sau: nước biển thật ra không màu nhưng do nó phản chiếu màu xanh của bầu trời nên chúng ta thường thấy chúng có màu xanh, do vậy lúc bầu trời có nhiều đám m&ac

Tại sao bầu trời có màu xanh?
Mỗi màu sắc tương ứng với 1 bước sóng, tần số và mang năng lượng khác nhau. Ánh sáng tím có bước sóng ngắn nhất trong dải quang phổ khả kiến.
