Áp thấp nhiệt đới vào Biển Đông hôm nay, di chuyển rất nhanh

Dự báo khoảng trưa chiều nay (17/9), áp thấp nhiệt đới sẽ đi qua đảo Luzon của Philippines vào Biển Đông, sau đó di chuyển rất nhanh, mạnh lên thành bão, có thể tiến về các tỉnh miền Trung nước ta.

Vào 1h sáng nay (17/9), tâm áp thấp nhiệt đới trên đất liền phía đông đảo Luzon của Philippines với sức gió mạnh nhất vùng gần tâm áp thấp nhiệt đới mạnh cấp 7 (50-61km/h), giật cấp 9. Những giờ qua, áp thấp nhiệt đới di chuyển chủ yếu theo hướng Tây, mỗi giờ đi được khoảng 15km.

Dự báo trong ngày và đêm nay, áp thấp nhiệt đới vượt qua đảo Luzon vào Biển Đông, di chuyển chủ yếu theo hướng tây tây nam với tốc độ rất nhanh khoảng 25km/h và mạnh lên thành bão, trở thành bão số 4 trên Biển Đông năm nay.

Đến 1h sáng 18/9, tâm bão trên khu vực Bắc Biển Đông, cách quần đảo Hoàng Sa khoảng 420km về phía Đông.

Áp thấp nhiệt đới vào Biển Đông hôm nay, di chuyển rất nhanh
Nhận định mới nhất về đường đi và vùng ảnh hưởng của áp thấp nhiệt đới.

Trong 24 giờ tiếp theo (tính từ 1h sáng 18/9), bão tiếp tục di chuyển rất nhanh theo hướng tây tây nam, tiến về phía quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam và tiếp tục mạnh thêm. Đến 1h ngày 19/9, tâm bão trên khu vực Hoàng Sa với sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 9, giật cấp 10.

Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn Quốc gia, kịch bản có xác suất cao nhất hiện nay là sau khi đến Hoàng Sa, bão đổi hướng, di chuyển theo hướng tây tây bắc, tiến về đất liền khu vực Bắc Trung Bộ nước ta. Thời gian ảnh hưởng trực tiếp vào khoảng ngày 21-22/9.

Hai kịch bản có xác suất thấp hơn là vùng tâm bão lệch hơn về phía Bắc, vùng ảnh hưởng có thể mở rộng ra Bắc Bộ. Một kịch bản khác là bão đi lệch hơn về phía Nam, vùng ảnh hưởng trực tiếp nằm ở khu vực Trung Trung Bộ.

Do ảnh hưởng của áp thấp nhiệt đới, sau đó mạnh lên thành bão số 4, vùng biển phía đông của khu vực Bắc Biển Đông có gió mạnh cấp 6-7, vùng gần tâm bão đi qua cấp 8 (62-74km/h), giật cấp 10 (89-102km/h), biển động mạnh.

Vùng biển phía đông của khu vực Bắc Biển Đông sóng biển cao 2-4m, từ chiều ngày 17/9 tăng lên 3-5m. Toàn bộ tàu thuyền hoạt động trong các vùng nguy hiểm nói trên đều có khả năng chịu tác động của gió mạnh, sóng lớn.

Theo nhận định của các chuyên gia, do sự chi phối của nhiều điều kiện như áp cao cận nhiệt đới, không khí lạnh nên diễn biến về đường đi và cường độ của bão số 4 sẽ rất phức tạp, khó lường, cần liên tục cập nhật các bản tin mới nhất.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
5 nguyên nhân khiến lũ quét, sạt lở tàn phá miền núi phía Bắc

5 nguyên nhân khiến lũ quét, sạt lở tàn phá miền núi phía Bắc

Theo chuyên gia, yếu tố địa hình, độ dốc, địa chất, ảnh hưởng biến đổi khí hậu với những đợt mưa lớn sau bão là nguyên nhân kích hoạt lũ quét, sạt lở tại các tỉnh vùng núi.

Đăng ngày: 17/09/2024
Các vua Nguyễn giải quyết ngập lụt ở đồng bằng Bắc Bộ ra sao?

Các vua Nguyễn giải quyết ngập lụt ở đồng bằng Bắc Bộ ra sao?

Là vùng đất thấp được bồi đắp bởi phù sa sông Hồng, đồng bằng Bắc Bộ xưa hay xảy ra lụt lội. Để trị thủy khu vực này, các vua Nguyễn đều quan tâm đến việc đắp, tu bổ đê điều.

Đăng ngày: 17/09/2024
Nồng độ ozone trên mặt đất làm giảm khả năng hấp thu CO2 của rừng

Nồng độ ozone trên mặt đất làm giảm khả năng hấp thu CO2 của rừng

Các nhà khoa học phát hiện lượng ozone hiện tại do hoạt động của con người gây ra đã làm suy giảm đáng kể khả năng hấp thụ CO2 ròng từ khí quyển (NPP) tại tất cả các khu rừng nhiệt đới.

Đăng ngày: 16/09/2024
Sa mạc Sahara mưa nhiều bất thường

Sa mạc Sahara mưa nhiều bất thường

Đợt mưa lớn gấp nhiều lần mức trung bình tháng 9 hàng năm đang trút xuống sa mạc Sahara, một trong những khu vực khô nhất trên Trái đất.

Đăng ngày: 16/09/2024
Hình thành áp thấp nhiệt đới ngoài khơi Philippines

Hình thành áp thấp nhiệt đới ngoài khơi Philippines

Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia cho biết ở vùng biển phía đông đảo Luzon (Philippines) có một áp thấp nhiệt đới đang hoạt động.

Đăng ngày: 16/09/2024
Đốt rác cũng là nguyên nhân chính gây ô nhiễm nhựa

Đốt rác cũng là nguyên nhân chính gây ô nhiễm nhựa

Các nhà khoa học cho biết, việc đốt nhựa ở bãi rác, cũng như đốt nhựa thành các đám cháy nhỏ cũng là một vấn đề lớn đối với hành tinh này tương tự như xả rác.

Đăng ngày: 14/09/2024
Sét đánh nhiều hơn khi bầu trời ô nhiễm nặng

Sét đánh nhiều hơn khi bầu trời ô nhiễm nặng

Các nhà khoa học cho biết càng có nhiều hạt mịn trong không khí, càng có nhiều sét đánh.

Đăng ngày: 13/09/2024
Tiêu điểm
Khoa Học News