Arab Saudi tái xây dựng tòa nhà cao nhất thế giới
Sau nhiều năm trì hoãn, công tác xây dựng tháp Jeddah, tòa nhà chọc trời cao nhất thế giới, tiếp tục trở lại vào đầu tháng 5 ở Arab Saudi.
Tên cũ là tháp Kingdom, sau khi hoàn thành, tòa nhà chọc trời sẽ cao 1.000 m, trở thành công trình đầu tiên trong lịch sử đạt độ cao một kilomet. Đây là một phần trong chương trình phát triển kinh tế tham vọng trị giá gần 20 tỷ USD gần Biển Đỏ và nằm trong số vài siêu dự án đang diễn ra ở Arab Saudi, Newsweek đưa tin.
Tháp Jeddah theo thiết kế (trái) và bộ khung đã hoàn thành 1/3 của công trình (phải). (Ảnh: Mashable).
Tháp Jeddah có chi phí 1,2 tỷ USD, được thiết kế bởi công ty kiến trúc Adrian Smith + Gordon Gill Architecture ở Chicago, bao gồm tổ hợp khách sạn sang trọng, văn phòng, khu cho thuê ngắn hạn và căn hộ. Hôm 9/5, công ty kiến trúc xác nhận với Newsweek quá trình xây dựng đã được nối lại. Tên gọi hiện nay của tháp lấy từ vị trí ở Jeddah, thành phố cảng lớn dọc Biển Đỏ và cũng là thành phố đông dân thứ hai của Arab Saudi.
Khởi công vào năm 2013, quá trình xây dựng tạm dừng vào năm 2018 khi nhà thầu chính là Binladin Group bị loại sau lệnh bắt chủ tịch công ty là Bakr bin Laden, anh trai cùng cha khác mẹ của Osama bin Laden trong chiến dịch chống tham nhũng của Thái tử Arab Saudi Mohammed bin Salman. Dự án tiếp tục bị trì hoãn bởi Covid-19.
Khi quá trình xây dựng tạm dừng cách đây 6 năm, khoảng 1/3 công trình đã hoàn thành, theo Architectural Digest. Bộ khung chưa hoàn chỉnh của tòa nhà đứng sừng sững ở Jeddah kể từ sau đó. Khi hoàn thành, tháp Jeddah sẽ cao hơn 152 m so với tháp Burj Khalifa ở Dubai, công trình giữ kỷ lục tòa nhà cao nhất thế giới hiện nay. Nó cũng cao gấp đôi tòa nhà Empire State ở New York, Mỹ và gấp 7 lần tượng Nữ thần Tự do.
Tòa nhà sẽ có đài quan sát lớn nhất thế giới, hệ thống thang máy cao cấp gồm 59 thang vận chuyển du khách ở tốc độ 10 m/s. Hình dáng 3 cánh độc đáo của tháp tối ưu hóa không gian cho dân cư và tầm nhìn từ cửa sổ trong khi thiết kế vát dần từ chân tới đỉnh giúp giảm đáng kể lực cản gió ở độ cao lớn.
Công ty kiến trúc dự kiến công trình sẽ hoàn thành trong vòng 4 - 5 năm tới và nhà thầu mới sẽ được công bố sau vài tuần nữa. Dự án này nằm trong sáng kiến Tầm nhìn 2030 của Arab Saudi, hướng tới đa dạng hóa nền kinh tế trong nước thay vì tập trung vào dầu mở và tăng cường những lĩnh vực như chăm sóc sức khỏe, giáo dục và du lịch.

Giải mã công trình nghìn năm của Tần Thủy Hoàng khiến thế giới sửng sốt
Công trình được Tần Thủy Hoàng ra lệnh xây dựng cách đây hơn 2.000 năm khiến hậu thế bất ngờ vì hoàn thành chỉ trong một thời gian rất ngắn mà giá trị mang lại vô cùng to lớn.

Cây cầu nước "phá vỡ mọi định luật vật lý" tại Hà Lan
Có rất nhiều điều kì vĩ trên thế giới mà thật đáng tiếc nếu bạn chưa từng được nhìn thấy, dù là trực tiếp hay gián tiếp.

Công trình đê biển kỳ vĩ của Hà Lan có thể nhìn thấy từ vũ trụ
Nói đến Hà Lan, người ta thường nghĩ đến bản lĩnh và quyết tâm của người dân nơi đây trong việc chế ngự các thảm kịch do bão lũ và nước biển dâng.

9 công trình kiến trúc "để đời" của Singapore
Quốc đảo sư tử với diện tích nhỏ và số dân khiêm tốn nhưng lại là một trong những điểm thu hút khách du lịch bậc nhất Đông Nam Á. Vì sao vậy?

Thăm khu hầm mộ hạt nhân đầu tiên trên thế giới, nơi 6.500 tấn chất thải phóng xạ sẽ yên nghỉ trong 10 vạn năm
Nền móng phía dưới Onkalo đã ổn định trong ít nhất 1 tỷ năm qua. Các nhà địa chất học cho biết khu vực này sẽ không phải hứng chịu thêm bất kỳ trận động đất nào cho đến tận kỷ băng hà tiếp theo.

Thủ đô mới của Indonesia - thành phố của tương lai
Indonesia đang tiến hành kế hoạch xây dựng Thủ đô mới tại Đông Kalimantan trên đảo Borneo, có tên gọi là Nusantara.
