Australia thả thành công loài muỗi đặc biệt có thể ngăn chặn dịch sốt xuất huyết
Các nhà nghiên cứu Australia lần đầu tiên tuyên bố rằng cả một thành phố tại đất nước này đã được bảo vệ khỏi sự bùng phát của dịch sốt xuất huyết.
Các nhà nghiên cứu Australia đã tiến hành nuôi nhốt giống muỗi chứa vi khuẩn Wolbachia tự nhiên, sau đó thả những con muỗi này ra khắp thành phố Townsville, tại đây chúng tiến hành giao phối với những giống muỗi địa phương.
Những con muỗi mang vi khuẩn Wolbachia được nuôi dưỡng đặc biệt làm giảm sự lây truyền của virus sốt xuất huyết.
Bằng cách này, vi khuẩn Wolbachia, vốn có khả năng gây cản trở tới quá trình lây lan dịch sốt xuất huyết, sẽ được lan truyền ra các giống muỗi khác tại địa phương, nhờ vậy thành phố Townsville đã không còn dịch bệnh kể từ năm 2014.
Các nhà khoa học đến từ Đại học Monash thành phố Melbourne cũng tin tưởng vào khả ngăn chặn bệnh Zika và sốt rét do muỗi nhờ nghiên cứu của họ.
Giáo sư Scott O'Neill, giám đốc Chương trình nghiên cứu muỗi quốc tế cho biết: “Với chi phí khoảng 15 USD/người, cuộc thử nghiệm ở thành phố Townsville đã chứng minh phương thức này có thể có tác dụng nhanh chóng, hiệu quả với chi phí hợp lý, cung cấp sự bảo vệ liên tục cho cộng đồng khỏi các bệnh lây nhiễm qua muỗi".
Dự án nghiên cứu này hiện đang được tiến hành ở 11 quốc gia, nhằm mục đích triển khai muỗi Wolbachia đến nhiều nơi trên thế giới bao gồm cả những quốc gia kém phát triển, đồng thời cố gắng cắt giảm chi phí sử dụng xuống chỉ còn 1 USD/người.

Kỳ lạ loài nấm “che mặt” như mỹ nhân, quý hiếm nhất Việt Nam
Nấm Tâm Trúc là một trong những loài nấm quý hiếm nhất Việt Nam bên cạnh nấm linh chi, nấm Thái Dương, nấm Thượng Hoàng...

Thực trạng ngành công nghệ sinh học Trung Quốc
Chính phủ Trung Quốc xem công nghệ sinh học nông nghiệp là một công cụ để: giúp cải thiện nguồn lương thực của quốc gia, tăng năng suất nông nghiệp, tăng thu nhập cho nông dân, thúc đẩy sự phát triển bền vững và cải thiện vị trí cạnh tranh trên thị trường quốc tế.

Cận cảnh loại bướm có tên trong sách đỏ Việt Nam
Theo “Sách đỏ Việt Nam”, bướm khế có tên khoa học là Attacus atlas, cấp độ đe dọa xếp vào mức R (Rare: Hiếm, có thể sẽ nguy cấp). Loài bướm này được ghi nhận có kích thước lớn nhất ở nước ta và trên thế giới.

Demodex - Loài rận chuyên ký sinh trên... da mặt người
Bạn không cần cảm thấy ngứa ngáy khi đọc thông tin này. Theo các nhà nghiên cứu, loài rận Demodex dường như không gây hại với cơ thể người và có lẽ bất kỳ ai đang sống cũng đều có chúng ở trên mặt mình.

Các loài côn trùng nguy hiểm nhất thế giới
Muỗi, ong bắp cày ở trong số những loài bọ nguy hiểm nhất thế giới. Khi đốt, chúng truyền bệnh hoặc nọc độc làm chết người.

Các loài muỗi "kinh dị" không thèm hút máu người
Muỗi tuyết, muỗi nước, muỗi vằn Midge... là những loài muỗi không hút máu người nhưng rất hay bị con người "tàn sát".
